Vùng đồng bằng sông Hồng được gọi là Vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có nhiều thuận lợi về cả địa chính trị, địa kinh tế, địa văn hóa và nhiều tiềm năng, lợi thế to lớn, vượt trội để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh và bền vững, đặc biệt là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh Sông Hồng.
Tại đây trung nhiều tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch phong phú, đa dạng như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du khảo đồng quê…
Quang cảnh buổi tọa đàm. |
Bên cạnh đó, hệ thống di tích lịch sử, văn hóa với hàng nghìn đình, đền, chùa, miêu mạo cùng kho tàng kiến trúc, mỹ thuật độc đáo. Đây cũng là vùng quê của nhiều lễ hội truyền thống, điển hình là hình các lễ hội đền Trần, hội Gióng, hội Lim, lễ hội chùa Hương... cùng nhiều loại nghệ thuật đặc sắc như chèo, quan họ, hát văn, tuồng, múa rối nước..
Đặc biệt, khu vực đồng bằng sông Hồng có nhiều di sản thế giới đã được xuất UNESCO công nhận như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, bia đá các khoa thi tiến sĩ Triều Lê - Mạc, hội Gióng ở đền Phù Đổng, đền Sóc (Hà Nội), Ca trù và Quan họ Bắc Ninh.
Ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng chia sẻ tại tọa đàm. |
Chính vì thế, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tại Nghị quyết số 30-NQ/TW là: chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch; tiếp tục đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia trong vùng, phấn đấu đến năm 2030 thu hút trên 120 triệu lượt khách. Đồng thời, nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng; Tỉnh Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và thế giới.
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trí Tín, Chủ tịch hội nhà báo Hải Phòng chia sẻ: “Với sứ mệnh và trách nhiệm của các cơ quan báo chí vùng đồng bằng Sông Hồng, chúng tôi thấy rằng cần nghiên cứu thấu đáo, để tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. Tọa đàm về chủ đề “Báo chí tuyên truyền, quảng bá và kết nối phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng”, xác định đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là trách nhiệm của đội ngũ các nhà báo trong công tác tuyên truyền, nhằm quảng bá tiềm thế mạnh về du lịch của các địa phương, qua đó, góp phần tạo sự kết nối trong hợp tác phát triển du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc bộ”.
Ông Nguyễn Trí Tín, Chủ tịch hội nhà báo Hải Phòng khai mạc tọa đàm. |
Ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng ghi nhận tọa đàm “Báo chí tuyên truyền, quảng bá, kết nối phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng” là một hoạt động thiết thực trong việc góp phần phát triển du lịch Hải Phòng cũng như vùng đồng bằng sông Hồng. Tôi mong muốn các ý kiến trong tọa đàm sẽ góp phần tác động đến quan điểm điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, sự hợp tác của các doanh nghiệp làm du lịch cũng như giúp các cơ quan truyền thông có thêm thông tin, định hướng trong tuyên truyền hướng tới”.
Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại tọa đàm. |
Phát biểu tại tọa đàm, ông Đỗ Ngọc Hà, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh cho biết: “ Các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn đã tập trung thông tin, tuyên truyền về mọi lĩnh vực nhằm xây dựng, lan tỏa hình ảnh tỉnh Quảng Ninh, một “Việt Nam thu nhỏ” đang ngày càng phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, ngành kinh tế du lịch luôn được các cơ quan báo chí ưu tiên tập trung thông tin, tuyên truyền. Đặc biệt, Hội Nhà báo tỉnh thường xuyên phát động các cuộc thi, giải báo chí, tham mưu cho tỉnh tổ chức các giải báo chí để lựa chọn được các tác phẩm báo chí tốt nhằm thông tin, tuyên truyền hiệu quả về phát triển ngành du lịch Quảng Ninh”.
Với tham luận nhằm xây dựng Ninh Bình trở thành điểm đến an toàn, thân thiệt, chất lượng, bà Phạm Kim Huệ, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Ninh Bình cho thấy tọa đàm có nội dung rất ý nghĩa. Tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa Ninh Bình với các tỉnh, thành phố trong đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh, thành phố trong cả nước với chủ đề “Hợp tác – Phát huy thế mạnh – Cùng phát triển”, đây là dịp để tỉnh Ninh Bình và các tỉnh, thành phố trong vùng giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc hấp dẫn, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch, văn hóa lịch sử của các địa phương, các điểm đến.
Còn theo ông Tuấn Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hải Phòng mong muốn: “Các cơ quan báo chí trong vùng đồng bằng sông Hồng thường xuyên phối hợp với các Hiệp hội du lịch các tỉnh, thành phố cùng nhau chia sẻ thông tin về tiềm năng, thế mạnh du lịch của các địa phương, giới thiệu quảng bá các điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch, các doanh nghiệp du lịch để cùng liên kết, hợp tác khai thác thế mạnh về du lịch từng địa phương và cả vùng đồng bằng sông Hồng”.
Nhà báo Phạm Thanh Tân, Trưởng Văn phòng đại diện báo Đầu tư tại Hải Phòng phát biểu tại tọa đàm. |
Theo Nhà báo Phạm Thanh Tân, Trưởng Văn phòng đại diện báo Đầu tư tại Hải Phòng và miền duyên hải Bắc Bộ thì: “Muốn tuyên truyền quảng bá tốt thì cần phải có sự hợp tác với nhau từ hai phía: cơ quan truyền thông và doanh nghiệp, ngành du lịch các địa phương. Nội dung tuyên truyền về du lịch cần phải hướng tới đúng đối tượng độc giả, du khách, để từ đó khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động liên quan đến du lịch. Có như vậy, có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - du lịch. Bên cạnh đó, cũng cần phải coi trọng chất lượng các tác phẩm báo chí cũng như tính trung thực khi phản ánh, tránh thổi phồng nói quá về điểm đến, dịch vụ…gây thất vọng cho du khách khi trải nghiệm về thực tế. Ở phía ngành và doanh nghiệp làm du lịch cũng cần phải có sự chủ động trong hợp tác truyền thông, đồng hành cùng các cơ quan báo chí trong các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, đóng góp một phần kinh phí cho hoạt động truyền thông. Tất cả có như vậy mới lan tỏa được hoạt động, điểm đến, dịch vụ của ngành du lịch đến với du khách trong và ngoài nước”.
Ông Trịnh Bá Dũng, một nhà đầu tư thành công về du lịch ở Đà Lạt, Nha Trang, Cát Bà (Hải Phòng) thì thẳng thắn chia sẻ: “Truyền thông rất quan trọng trong đời sống, ở một góc độ khác truyền thông sẽ giúp ích nếu phản ánh đúng những cái đang níu kéo, “cột chân” ngành du lịch phát triển”.
Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. |
“Theo tôi, trước hết phải cổ vũ cho những thông tin về phát triển, trong đó kinh tế vùng ở tầm rộng hơn. Đây không chỉ là liên kết của các cơ quan nhà nước mà cả của doanh nghiệp. Lâu nay báo chí địa phương nào chỉ tập trung thông tin của địa phương đấy, đòi hỏi các cơ quan tránh tình trạng thông tin mang tính chất rời rạc, biệt lập. Rất cần những sản phẩm thông tin mang tính khu vực đòi hỏi sự liên kết, đa dạng thống nhất. Ngoài xác định về thông tin, cũng cần xác định về đối tượng trên các ấn phẩm truyền thông. Trong hoạt động thực tiễn, báo chí địa phương hiện nay vẫn hạn chế về nội dung cũng như diễn đạt bằng ngôn ngữ nước ngoại. Muốn làm thông tin hoạt động cơ quan các cơ quan chí, các tổ chức hội cần chuyển đổi số. Phải hỗ trợ nguồn lực cho các cơ quan báo chí, nguồn lực, tài lực…”, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu kết luận buổi tọa đàm.