Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia chia sẻ: “Trong quá trình tham gia giao thông, nhóm học sinh THPT là nhóm dễ bị tổn thương". Ảnh: Chí Cường |
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Chí Cường |
Các giải pháp nhằm nâng ao ATGT cho học sinh THPT rất quan trọng. Các kết quả nghiên cứu, phân tích tỉ lệ TNGT theo nhóm phương tiện, nguyên nhân TNGT, sở thích đi lại, kỹ năng điều khiển phương tiện của học sinh THPT, thực trạng sở hữu phương tiện của hộ gia đình cùng các kiến nghị... sẽ là các căn cứ quý báu để Ủy ban ATGT Quốc gia, các bộ, ngành liên quan và các địa phương tổng hợp đề ra những biện pháp, chính sách hiệu quả, kịp thời ngăn chặn tai nạn giao thông ở học sinh THPT tại Việt Nam, góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện và bền vững”. Ảnh: Chí Cường |
Theo nghiên cứu tỷ lệ thiệt mạng trên 100 học sinh do TNGT của nhóm học sinh THPT tại Hà Nội vào năm 2016 là 7,39. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình ở khu vực châu Á. Cụ thể như, gấp 1,25 lần tỷ lệ trung bình của Cambodia, 2,73 lần của Nhật Bản và 1,84 lần Hàn Quốc.
Đây là con số được nhóm các nhà nghiên cứu của trường Đại học Bách khoa TP. HCM do TS Chu Công Minh làm trưởng nhóm đưa ra tại Lễ ký kết hợp tác giữa Ủy ban ATGT quốc gia và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam và công bố kết quản nghiên cứu ATGT năm 2016 diễn ra sáng nay 26/7.
Theo nghiên cứu mới nhất, số liệu về TNGT liên quan tới lứa tuổi học sinh THPT cho thấy, học sinh THPT có liên quan tới 90% tổng số vụ TNGT của trẻ em và tỷ lệ tử vong do TNGT của nhóm này có xu hướng gia tăng trong 2 năm gần đây.
Ba nguyên nhân hàng đầu góp phần gây ra TNGT của trẻ em được TS Chu Công Minh chỉ ra là đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan sát. Học sinh bậc THPT phần lớn sử dụng xe đạp điện và xe máy điện là phương tiện di chuyển, chiếm tới 52%.
TS Chu Công Minh cho hay: “Sự thay đổi từ phương tiện là đi xe đạp và đi bộ sang đi xe đạp điện và xe máy điện có thể lý giải tại sao học sinh THPT lại chiếm tới 90% các vụ TNGT của trẻ em”.
Vi phạm tốc độ là nguyên nhân hàng đầu gây ra TNGT ở lứa tuổi học sinh bậc THPT. Bên cạnh vấn đề tốc độ thì học sinh ở lứa tuổi này còn đang vi phạm những quy định cơ bản khi tham gia giao thông, 34% xe mô tô không có gương chiếu hậu, với xe máy điện là 81%, và xe đạp điện là 90%.
Tất cả các nguyên nhân này đang dẫn tới những con số đáng báo động về tình trạng TNGT ở đối tượng học sinh. Tỷ lệ TNGT của nhóm tự đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy là cao nhất, cứ 2 học sinh thì có 1 học sinh có xảy ra TNGT liên quan tới xe đạp điện, xe máy điện.
Trong khi đó, xe buýt hiện được đánh giá là phương tiện di chuyển an toàn nhất của học sinh từ lớp 9 tới bậc THPT thì lại chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn số học sinh sử dụng phương tiện này. Chỉ có 2% học sinh lớp 9 và 4% học sinh bậc THPT sử dụng xe buýt đến trường.
Như vậy, theo tính toán của nghiên cứu có tới 55% các vụ TNGT xảy ra với học sinh THPT là do xe máy điện và xe đạp điện. “Loại hình phương tiện này mất an toàn đối với học sinh THPT, đòi hỏi phải được hướng dẫn, xử lý vi phạm và quản lý chặt chẽ nhiều hơn nữa để đảm bảo an toàn cho học sinh tới trường”, ông Chu Công Minh nhìn nhận.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam ông Yano Takeshi: "Qua những số liệu nghiên cứu đã được thực hiện, chúng tôi nhận thấy rằng trể em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi tham gia giao thông. Chúng tôi cam kết đưa ra một lộ trình thực hiện nhanh chóng nhằm góp phần phát triển môi trường giao thông an toàn, lành mạnh cho các em học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung". Ảnh: Chí Cường |
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia và Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam ông Yano Takeshi ký kết hợp tác về an toàn giao thông năm 2017. Ảnh: Chí Cường |
VAMM cam kết sẽ cùng đồng hành với Ủy ban ATGT quốc gia trong việc xây dựng một môi trường giao thông an toàn và lành mạnh, đặc biệt với nhóm học sinh.