Splendora - đại dự án hứa hẹn làm nóng bất động sản Tây Hà Nội |
Nhu cầu dịch chuyển
Tiềm lực tài chính tốt hơn, tầm nhìn xa hơn, các nhà phát triển bất động sản lớn đã vươn cánh tay của mình xa dần để triển khai các dự án có quy mô vài chục, vài trăm, thậm chí cả nghìn héc-ta, điều mà ở khu vực trung tâm Hà Nội hay TP.HCM không thể làm được.
Báo cáo quý I/2021 của JLL đưa ra con số ấn tượng: 56% lượng mở bán các dự án mới tại Hà Nội thuộc Vinhomes, tập trung ở hai dự án Vinhomes Ocean Park Long Biên và Vinhomes Smart City Tây Mỗ. Đây cũng là những dự án có thanh khoản tốt nhất và cùng với dự án Vinhomes Grand Park trong TP.HCM được ví như “gà đẻ trứng vàng” cho tập đoàn này 2 năm vừa qua.
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội cho rằng, xu hướng “bỏ phố về quê” của người trẻ đang là cơ hội rất lớn cho các đô thị vùng ven thu hút nguồn lực lao động để thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhiều người trẻ sau một thời gian “lăn lộn” với nhịp sống sôi động, áp lực cao sẽ chọn “lui về” vùng ven đô có nhịp sống phù hợp với bản thân hơn. Đồng thời, nhờ sự phát triển về hạ tầng, kinh tế và quá trình hiện đại hóa đô thị nên cơ hội việc làm ở các đô thị vùng ven hiện nay đã tốt hơn trước rất nhiều.
Không chỉ Vingroup, nhiều chủ đầu tư đã và đang rất thành công với việc phát triển các dự án ở ngoại thành Hà Nội. Ở phía Tây Hà Nội trong thời gian ngắn đã xuất hiện hàng loạt dự án của những chủ đầu tư lớn như Hà Đô Charm Villas, Khu đô thị Phú Lương…, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt, nhịp sống của hàng loạt tuyến đường quanh khu vực này.
Giá nhà đất tại các dự án vùng ven cũng chứng kiến đà tăng chóng mặt trong thời gian qua. Theo ghi nhận của người viết, từ giữa năm ngoái, mức giá nhiều lô biệt thự, liền kề ở đây đã tăng từ 1,5 - 2 lần so với trước đại dịch, cá biệt có những dự án có mức giá tăng gấp 3 - 4 lần so với trước.
Ông Vũ Kim Giang, Tổng giám đốc Hải Phát Land
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, ở các khu vực vùng ven ngoại thành, với quỹ đất tốt, các chủ đầu tư lớn có thể chủ động trong việc thiết kế cảnh quan cùng thiết lập không gian sống tốt hơn, từ đó, thu hút người giàu ngày càng đổ xô về các khu vực này, biến khu vực này thành một trung tâm mới giàu có của Hà Nội.
“Những người thành đạt, có tài chính dồi dào đều muốn tìm kiếm những nơi đáng sống, có tiện ích ở mức cao. Họ quan tâm nhiều đến hệ thống dịch vụ, thương mại phát triển và có tính đồng bộ cao. Đó cũng là lý do khiến bất động sản khu vực phía Tây gần đây trở nên rất nóng”, ông Đính phân tích.
Sẵn sàng cho làn sóng mới
Ông Vũ Kim Giang, Tổng giám đốc Hải Phát Land cho rằng, trong những năm tới, các dự án khu đô thị, đặc biệt là các đại đô thị ở vùng ven sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn cung nhà ở cho thị trường Thủ đô. Điểm cộng của các dự án lại này là khả năng kết nối về giao thông tốt, hạ tầng đồng bộ và tiện ích phong phú, thích hợp với các khách hàng trẻ tuổi.
Ông Vũ Kim Giang, Tổng giám đốc Hải Phát Land
Không chỉ phía Tây, theo ông Giang, các dự án sẽ “vượt sông” và dịch chuyển sang cả phía Đông, bởi khu vực này có khả năng kết nối tốt. Nếu như trước đây, khu vực Long Biên, Gia Lâm, hay Tây Mỗ, Đại Mỗ (Nam Từ Liêm) mang đến nhiều sự e dè cho người mua nhà vì xa xôi, vắng vẻ, giao thông kém thuận tiện thì nay, với việc Hà Nội xây thêm nhiều cây cầu, vệt loang đô thị ngày càng rộng. Các khu vực này lại mang trong mình sức hấp dẫn mới, trở thành những trung tâm mới của Hà Nội.
Không chỉ các vùng ngoại thành Hà Nội, mà nhiều tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên và Vĩnh Phúc cũng nằm số các khu vực được nhà đầu tư tìm kiếm nhiều nhất, theo nghiên cứu thị trường của batdongsan.com.vn.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest cho hay, có một thực tế đã và đang xảy ra với doanh nghiệp bất động sản tại khu vực trung tâm là thời gian tạo lập dự án khá dài, mất từ 3 - 5 năm để có được đất sạch, đầy đủ pháp lý và sẵn sàng đưa ra thị trường. Trong khi đó, tại các tỉnh, thủ tục đầu tư dễ dàng hơn, địa phương cởi mở hơn trong việc kêu gọi đầu tư, hạ tầng giao thông và tiện ích cũng ngày một cải thiện. Đó là những nguyên nhân thúc đẩy bước chân ngày một mạnh mẽ của các nhà đầu tư ra xa trung tâm.
Đồng quan điểm, lãnh đạo Tập đoàn Kosy, chủ đầu tư dự án Kosy Beat City Thái Nguyên cho rằng, thị trường bất động sản vùng ven giúp doanh nghiệp đa dạng được rổ hàng, có thêm sản phẩm mới, tiếp cận được nhóm khách hàng mới và đặc biệt là đứng trước cơ hội mở rộng thị phần, tăng nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, giá các sản phẩm ở vùng ven thường “mềm” hơn khu vực trung tâm, là lợi thế để chủ đầu tư cấu trúc từ sản phẩm đắt đỏ sang vừa túi tiền, phù hợp với nhiều người trong bối cảnh khó khăn chung hiện tại.
Có chung nhận định về sự “lên ngôi” của thị trường vùng ven, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group cho rằng, diễn biến thị trường tại hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.CM trong 2 năm gần cho thấy nguồn cung rất hạn chế, điều này đã tạo nên sự dịch chuyển của nguồn tiền sang các các tỉnh lẻ. Xu hướng staycation thúc đẩy nhu cầu nắm giữ và đầu tư nhiều hơn vào các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng ven đô. Tuy nhiên, nhu cầu hiện nay lớn nhưng nguồn cung lại khá hạn chế, nên các dự án dạng này ra mắt thường rất nhanh hết hàng.
Một yếu tố khiến các nhà đầu tư hiện nay quan tâm trở lại với thị trường bất động sản là tại các địa phương, sau giai đoạn khó khăn, nhiều dự án đã bắt đầu được cởi trói và triển khai nhiều hơn.
“Đặc biệt, tại nhiều khu vực lân cận Hà Nội sở hữu các yếu tố như mức giá còn khá mềm cùng với tốc độ đô thị hóa…, khiến các sản phẩm sở hữu tiềm năng sinh lời lớn, hút dòng tiền đầu tư trở về”, ông Tuyển nhấn mạnh.