Hội thảo đã thu hút hơn 200 đại biểu là nhà quản lý, các nhà khoa học, nghiên cứu tại các Viện, trường và doanh nhân, nông dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham dự.
Tại hội thảo, BIDV đã ký kết với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tài trợ 5 tỷ đồng cho công tác nghiên cứu lai tạo giống mới, liên kết phát triển chuỗi giá trị, xử lý phụ phẩm nông nghiệp trong sản xuất thủy sản, cây ăn quả tại khu vực ĐBSCL.
. |
Ông Lê Trung Thành, Phó tổng giám đốc BIDV nhận định: Khu vực ĐBSCL có địa bàn rộng, đông dân cư thứ hai trong các vùng kinh tế; diện tích tự nhiên chỉ chiếm 27% cả nước nhưng đóng góp hơn 40 giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét về tiềm năng, thực lực thì mức đóng góp này còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân là do trong thời gian qua sản xuất nông nghiệp nơi đây chỉ trú trọng nhiều đến số lượng mà chưa quan tâm đầu tư KH-CN để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị.
Mục tiêu của hội thào lần này nhằm đánh giá thực trạng kết quả triển khai ứng dụng KH-CN trong nông nghiệp thời gian qua và tìm kiếm giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong thời gian tới.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó ban chỉ đạoTây Nam Bộ cho biết: không chỉ yếu về ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất mà khu vực này còn hạn chế trong cơ giới hóa sản xuất và công tác nghiên cứu khoa học cũng chưa đáp ứng yêu cầu.
Theo phân tích của GS Võ Tòng Xuân, một chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất lúa thì hiện nay tuy trình độ sản xuất lúa của người nông dân đã ở mức khá, tuy nhiên vẫn còn nhiều lỗi cần khắc phục để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Theo GS Xuân mức giá thành bình quân 1kg lúa hiện nay gần 4.000 đồng, nếu canh tác đúng quy trình thì giá thành có thể giảm một nửa. TS Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện cây ăn quả Miền Nam thì cho rằng: trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới thì việc nghiên cứu, tiếp cận, đổi mới công nghệ trên các lĩnh vực: giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, sau thu hoạch là rất cấp bách. Để làm tốt công tác này thì Chính phủ cần ban hành chính sách mạnh dài hơi hơn. “để lai tạo thành công một giống cây ăn quả tốt có khi phải mất hàng chục năm với nhiều chi phí rất tốn kém, do đó cần phải có chính sách hợp lý thì các nhà khoa học mới có niềm tin để làm tốt vai trò của mình”.
Đại diện các doanh nghiệp tham dự cũng kiến nghị: để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất như cánh đồng lớn hay nuôi chế biến tôm, cá tra xuất khẩu thì dù muốn hay không thì doanh nghiệp cũng phải đầu tư ứng trước một phần cho nông dân như cây, con giống, thức ăn, tập huấn kỹ thuật…bản thân doanh nghiệp củng phải đầu tư cải tiến công nghệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm do đó doanh nghiệp rất cần các ngân hàng đứng sau yểm trợ thì doanh nghiệp mới đủ sức để đưa KH-CN vào sản xuất.
Theo ông Trần Văn Tần, Trưởng phòng tín dụng ngành nông nghiệp- Vụ tín dụng các ngành kinh tế -NHNN xác định đầu tư KH-CN, đặc biệt là công nghệ cao là xu hướng tất yếu, trong thời gian qua Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản tạo khuôn khổ pháp lý cần thiết cho lĩnh vực này, tiêu biểu là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đặc thù đối với các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao, trong đó có quy định cụ thể ưu đãi tín dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp xã có dự án sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực KH-CN, công nghệ cao được vay vốn không cần tài sản đảm bảo lên đến 70-80% giá trị của dự án, được khoanh nợ tới 3 năm nếu gặp những rủi ro do nguyên nhân khách quan…về mặt tín dụng thì chính sách này cơ bản đáp ứng yêu cầu khuyến khích phát triển trên lĩnh vực KH-CN, công nghệ cao.” Ông Tần thông tin thêm.