Thời sự
Bình chọn 10 sự kiện văn hóa tiêu biểu năm 2014
Hải Hà - 25/12/2014 17:01
() Sáng nay, tại Hà Nội, Ban tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa thể thao du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công bố 15 sự kiện văn hóa tiêu biểu diễn ra từ 1/1-hết 31/12/2014 làm cơ sở để bình chọn ra 10 sự kiện tiêu biểu nhất của năm.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Danh xưng “Bộ đội Cụ Hồ” sẽ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Top 7 kỳ quan đô thị thế giới mới
Sơn La lên chiến dịch thu hút đầu tư vào Mộc Châu
Đà Nẵng công bố kế hoạch hành động năm 2015
Văn hóa dân tộc hợp tác của DN Hàn Quốc tại Việt Nam

15 sự kiện này được các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí và ban tổ chức đề xuất.

Đây là những sự kiện được xem là mang lại ý nghĩa, giá trị và tầm vóc quốc gia, có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của đất nước, ngành văn hóa thể thao du lịch và đời sống xã hội.

Báo đầu tư điện tử - Baodautu.vn xin trích đăng 15 sự kiện được công bố:

1. Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được công nhận là Di sản Thế giới

Tràng An khẳng định giá trị di sản quốc gia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tại kỳ họp thứ 38, Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã chính thức đưa Quần thể danh thắng Tràng An (tỉnh Ninh Bình) vào danh mục Di sản Thể giới. Đặc biệt, quần thể danh thắng Tràng Anh được công nhận là Di sản Thế giới với các tiêu chí: Tiêu chí về văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ, tiêu chí địa chất-địa mạo. Đây là Di sản Thể giới hỗn hợp giữa Văn hóa và Thiên nhiên đầu tiên ở Việt Nam trong tổng số 31 Di sản Thế giới hỗn hợp trên toàn cầu.

2. Dân cá Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại

Việc dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho thấy thế giới đánh giá cao loại hình âm nhạc đặc biệt này. Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh. Đây là phương tiện nghệ thuật biểu đạt tư tưởng, tình cảm tăng cường giao lưu, gắn kết cộng đồng của người dân Nghệ Tĩnh.

3. Liên hoan tuyên truyền lưu động “Biên giới và biển đảo Việt Nam”

Diễn ra trong những ngày cả nước cùng hướng về Biển Đông, từ ngày 13-16/6, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk đã tổ chức liên hoan tuyên truyền lưu động với chủ đề “Biên giới và biển đảo Việt Nam”.

Với 2.000 tuyên truyền viên, các đội tuyên truyền đã tổ chức nhiều hoạt động khẳng định chủy quyền biển đảo quê hương như diễu hành, triển lãm tranh cổ động, biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân và các chiến sĩ hải quân chiến hạm Đinh Tiên Hoàng tại Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 4 thuộc TP. Cam Ranh, Khánh Hòa….

Việc tuyên truyền này đã góp thêm tiếng nói mạnh mẽ, đanh thép cùng cả nước khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

4. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (Haniff)

Liên hoan phim Haniff lần thứ III diễn ra từ 23-27/11 được đánh giá có sự vượt trội về quy mô, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp so với 2 kỳ trước. 130 bộ phim tuyển chọn từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thể loại đã được trình chiếu tại Liên hoan.

Vị thế phim Việt Nam vì thế được nâng cao thông qua Liên hoan phim mang tầm quốc tế với 43 bộ phim tham dự Liên hoan phim.

Đặc biệt, phim truyện “Đập cánh giữa không trung” và phim ngắn “Ngoài kia có gì?” đã giành 2 giải thưởng của Ban giám khảo cho hạng mục phim dài dự thi và phim ngắn dự thi. Giải thưởng của Ban giám khảo là giải quan trọng thứ 2 trong Liên hoan phim.

5. Năm Việt Nam tại Pháp

Giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Pháp góp phần nâng hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lần đầu tiên tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp-Việt với gần 80 hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đã tạo nhiều dấu ấn trong lòng người dân Pháp.

Đây là hoạt động văn hóa đối ngoại lớn nhất năm 2014 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức.

Trước đó, năm 2013, 2 nước trở thành đối tác chiến lược “Năm Pháp tại Việt Nam-2013” và Pháp cũng đã tổ chức khoảng 100 hoạt động tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ hoạt động này, 50 công ty du lịch tiêu biểu lữ hành Pháp và Việt Nam đã có dịp gặp gỡ nhằm thúc đẩy hợp tác du lịch.

6. Chủ trương khuyến cáo, ngăn chặn và loại bỏ văn hóa ngoại lai

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành công văn 2662/BVHTTDL-MTNATL ngày 8/8/2014 về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp thuần phong mỹ thục Việt Nam.

Sau khi công văn này được banh hành, rất nhiều địa phương đã tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý, di dời các hiện vật không phù hợp.

Đáng chú ý, các địa chỉ như làng nghề đã mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng)… trước đây sản xuất và chế tác, kinh doanh các mặt hàng sư tử, tỳ hưu, đèn đá… dáng dấp ngoại lai đã chuyển hướng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuần Việt. Các biểu tượng linh vật Việt theo bộ mẫu được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch banh hành đã bắt đầu được những làng nghề đưa vào chế tác, sản xuất.

7. Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3

Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”.

Đây là năm đầu tiên triển khai Ngày quốc tế hạnh phúc, sự kiện này sẽ trở thành hoạt động thường niên nhằm thể hiện cam kết của Việt Nam trong nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.

8. Sự kiện “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Đại diện đồng bào 32 dân tộc đến từ 8 tỉnh, thành phố đại diện các vùng, miền trong cả nước và 10.000 du khách đã tham dự sự kiện này.

Tại sự kiện, nhiều hoạt động văn hóa đặc trưng các tỉnh đã diễn ra như Lễ cúng thần sóng biển của ngư dân dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa của ngư dân Quảng Ngãi, Lễ hội Cầu Ngư của ngư dân biển Đà Nẵng.

Đặc biệt, các gia đình có mặt tại sự kiện đã cùng ký tên vào bản đồ Việt Nam xác lập Kỷ lục quốc gia về tấm bản đồ Việt Nam có nhiều chữ ký nhất….

9. Tổng thu du lịch đạt 230.000 tỷ

Năm 2014, tổng thu về du lịch đạt 230.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2013, cao nhất từ trước tới nay trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, trong đó nặng nề nhất là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã tác động lớn đến lượng khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam.

Trong năm, du lịch đã đón gần 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 5,64% so với năm 2013, phục vụ 37,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,14% so với năm 2013.

10. Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa XI

Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam.

Đây là Nghị quyết có tầm quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người. Nghị quyết đã đặc biệt nhấn mạnh, văn hóa phải được đặt ngang hàng với Kinh tế, Chính trị và Xã hội.

11. Việt Nam đứng thứ 6/20 điểm đến tốt nhất thế giới

Hà Nội là điểm đến hàng đầu thế giới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2014 là năm Việt Nam được nhiều tạp chí du lịch, trang web du lịch bình chọn là điểm đến nổi tiếng thế giới.

Trong đó, tạp chí Rough Guides bình chọn Việt Nam trong top 20 quốc gai đẹp nhất thế giới. Hà Nội được Trip Advisor bầu là điểm đến hàng đầu thế giới, xếp thứ 8/10 điểm đến được ưa chuộng nhất thế giới. Vịnh Hạ Long được tạp chí Buzz Feed (Mỹ) chọn là 1/25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới. Quảng Bình đứng thứ 8/25 điểm đến lý tưởng dành cho khách du lịch năm 2014 theo tờ New York Times. Du lịch Sơn Đoòng là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới 2014 theo tờ National Geographic…

Tuy nhiên, việc Việt Nam được Travel and Leisure xếp thứ 6/20 điểm đến tốt nhất thế giới có tính bao quát và nhấn mạnh vào tiêu chí an toàn, thân thiện dành cho khách du ịch.

12. Intercontinental Danang Sun Peninsula là khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu thế giới

Intercontinental Danang Sun Peninsula là khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu thế giới do tổ chức World Travel Awards công nhận.

Trước đó, khu nghỉ dưỡng này cũng đã nhận được 4 giải do World Travel Awards trao tặng gồm khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu châu Á năm 2014, khu nghỉ dưỡng có dịch vụ giải trí và ẩm thực tốt nhất châu Á, khu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam và khu nghỉ dưỡng có spa tốt nhất Việt Nam.

13. 57 kỷ lục quốc gia và 158 kỷ lục về thể thao trong Đại hội TDTT toàn quốc

Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 được tổ chức với sự tham gia của 65 tỉnh, thành. 57 kỷ lục quốc gia và 158 kỷ lục về thể thao đã được ghi trong tại Đại hội.

Trong đó có nhiều kỷ lục được phá ở các môn Olympic như điền kinh, bơi lội, bắn súng, cử tạ…

14. Thành tích xuất sắc tại Đại hội thể thao người khuyết tật

Tham gia Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á lần thứ II (Asian Paragames II) tại Incheon, Hàn Quốc tháng 10/2014 có 6/23 môn. Đoàn Việt Nam đã giành 9 huy chương vàng, 7 huy chương bạc và 13 huy chương đồng, phá kỷ lục thế giới và châu Á ở các môn cử tạ, bơi lội, xếp hạng 10/43 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Đại hội.

Đây là sự kiện đáng ghi nhận trong năm 2014 đánh dấu ý chí và nghị lực phi thường của các vận động viên thể thao khuyết tật tại sự kiện thể thao quốc tế cấp châu Á.

15. Vận động viên bắn súng Hoàng Xuân Vinh xác lập kỷ lục thế giới

Hoàng Xuân Vinh, vận động viên bắn súng đã xác lập kỷ lục thế giới ở nội dung 10m bắn súng ngắn hơi với 202,8 điểm đoạt huy chương vàng tại Cúp bắn súng thế giới tổ chức tại Mỹ vào tháng 3/2014.

Đây là vận động viên đầu tiên của Việt Nam xác lập kỷ lục thể giới với nội dung này. Đặc biệt, Hoàng Xuân Vinh đã là hạt giống số 1 nọi dung này và là vận động viên đầu tiên đoạt vé chính thức tham dự Thế vận hội Olympic năm 2016 tại Brazil sau khi vượt kết quả của 500 vận động viên đến từ 37 quốc gia tham dự nội dung này.

Tin liên quan
Tin khác