Trước đó, ngày 24/5/2016, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) nhận được Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu của Công ty luật hợp danh Nghiêm và Chính đại diện cho nhóm các công ty sau đây: Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty cổ phần thép Nam Kim và Công ty cổ phần Tôn Đông Á. Sau khi xem xét hồ sơ, ngày 6/6/2016, Cục Quản lý cạnh tranh đã xác nhận đơn yêu cầu của Nguyên đơn là đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, Nguyên đơn là nhóm 3 công ty nêu trên đã lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu, chiếm 25,17% tổng sản lượng được sản xuất trong nước. Như vậy, nguyên đơn đã đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ đại diện (25% tổng sản lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước) theo quy định tại Điều 10, Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10.
Nguyên đơn và các công ty có đơn ủng hộ áp dụng biện pháp tự vệ chiếm 99,86% tổng lượng sản xuất hàng hóa tương tự trong nước của sản phẩm tôn màu. Tỷ lệ này đáp ứng được yêu cầu về ngành sản xuất trong nước theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 150/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/12/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
Theo đó, giai đoạn điều tra để xác định thiệt hại từ ngàu 1/1/2013 đến 21/12/2015. Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra là thép hợp kim hoặc không hợp kim cán nguội, tráng hoặc mạ hợp kim nhôm/kẽm được phủ sơn (tôn lạnh màu); thép hợp kim hoặc không họrp kim cán nguội, tráng hoặc mạ kẽm được phủ sơn (tôn kẽm màu); thép hợp kim hoặc không hợp kim cán nguội được phủ sơn (tôn đen màu) ở dạng cuộn, tấm băng hoặc cán sóng với các mã HS như sau: 7210.7010, 7210.7090, 7212.4010, 7212.4020, 7212.4090, 7225.9990, 7226.9919, 7226.9999.
Sau khi xem xét Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của Bên yêu cầu, Bộ Công Thương nhận định, theo số liệu Bên yêu cầu cung cấp, có dấu hiệu cho thấy mặt hàng tôn màu nhập khẩu có sự gia tăng đột biến trong giai đoạn 2013 - 2015 cả về tương đối và tuyệt đối.
Nguyên đơn và các công ty có đơn ủng hộ áp dụng biện pháp tự vệ chiếm 99,86% tổng lượng sản xuất hàng hóa tương tự trong nước của sản phẩm tôn màu. |
Nguyên đơn đã chịu thiệt hại về các chỉ số: sản lượng sản xuất giảm; hệ số sử dụng công suất giảm; thị phần, doanh thư, lợi nhuận, lao động đều giảm; tồn kho tôn màu tăng; chi phí sản xuất tăng nhưng giá bán không tăng. Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng hỏa nhập khẩu gia tăng đột biến và thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho Nguyên đơn.
Dựa trên các phân tích như trên đã đủ điều kiện để Bộ Công Thương tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thuộc đối tượng điều tra. Thời hạn điều tra không quá 6 tháng, kể từ ngày Bộ Công Thương ra quyết định điều tra. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn điều tra có thể được gia hạn một lần không quá 2 tháng tiếp theo.
Trong suốt quá trình điều tra, tất cả các bên liên quan có quyền nêu quan điểm của mình về vụ việc này. Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét tất cả các thông tín, chứng cứ, quan điểm của các bên liên quan trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.
Đặc biệt, Bộ Công Thương có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra nếu xét thấy việc chậm thi hành các biện pháp tự vệ gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thế khắc phục về sau. Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cần lưu ý về khả năng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ được áp dụng.
Kể từ khi có quyết định tiến hành điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra, Bộ Công Thương có thể thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khấu đối với loại hàng hóa đang là dối tượng điều tra. Việc cấp giấy phép chỉ nhằm mục đích thống kê, không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khấu. Trong trường hợp áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ có thông báo sau.