Vào đầu giờ chiều 31/10, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đến 14h chiều nay vẫn còn 83 đại biểu đăng ký chất vấn các bộ trưởng và trưởng ngành.
Bộ trưởnng Đinh Tiến Dũng giải trình việc quản lý sử dụng đất sau cổ phần hóa, liệu có bị thất thoát hay không; tình trạng nộp thuế không xuất hóa đơn, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Theo Bộ trưởng Dũng, một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã lơi dụng chính sách quản lý đất đai của nhà nước để chuyển đổi quyền sử dụng đất, không thực hiện đấu giá. Như vậy, viêc quản lý đất đai nói chung, trong đó có các doanh nghiệp cổ phần hóa, sau cổ phần hóa là vấn đề hệ trọng, khi chuyển đổi mục đích vẫn phải thu hồi để đấu giá nhưng vừa qua một số doanh nghiệp không đấu giá.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126, khi chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa phải được xem xét trước thời điểm cổ phần hóa.
Sau khi cổ phần hóa, đất phải được sử dụng đúng theo phương án đã phê duyệt. Nếu doanh nghiệp chuyển đổi phải thu hồi và đấu giá theo quy định. Việc quản lý đất đai của doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa rất hệ trọng. Dù doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước hay thành phần khác khi chuyển đổi vẫn phải thu hồi đấu giá.
"Việc quản lý đất đai có ảnh hưởng đến cổ phần hóa doanh nghiệp hay không, tôi xin trả lời là không", Bộ trưởng Tài chính khẳng định.
Bộ trưởng cũng cho biết, mục tiêu cổ phần hóa 85 doanh nghiệp trong năm 2018, nhưng mới phê duyệt được 12 doanh nghiệp.
Cụ thể, số lượng doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hoá trong năm 2018 theo kế hoạch là ít nhất 85 với tổng giá trị doanh nghiệp là 29,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, vốn Nhà nước là 15,2 nghìn tỷ đồng.
Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Bùi Thu hằng (Hòa Bình) chất vấn về tình trang nộp thuế không xuất hóa đơn, gây thất thu cho ngân sách, Bộ trưởng thừa nhận có việc này, đồng thời khẳng định, có tình trạng lập doanh nghiệp để buôn bán hóa đơn, rút tiền hoàn thuế của nhà nước.
Đã có hành lang pháp lý quy định về hóa đơn với Nghị định 51, ngoài ra, Bộ cũng kiến nghị Chính phủ ban hành Nghi địnhh 119 về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Bộ trưởng Dũng cho biết, thời gian qua, Bộ cũng hoàn thiện việc kê khai hóa đơn điện tử. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã có ý thức chấp hành pháp luật về thuế nhưng còn một số tình trạng không xuất hóa đơn.
"Chúng ta cần đẩy manh tuyên truyền để người dân hiểu khi mua hàng hóa phải xuất hóa đơn chứng từ, nhưng thực tế nền kinh tế của chúng ta dùng quá nhiều tiền mặt", Bộ trưởng nói.