Thời sự
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lo... thừa bác sỹ
Mạnh Bôn - 01/04/2014 16:03
Mặc dù số lượng bác sỹ/vạn dân của Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp so với bình quân của thế giới, nhưng Bộ trưởng Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã lo... thừa bác sỹ.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đã có đường dây nóng tố tiêu cực ngành y tế
Bộ trưởng Y tế: "Choáng, sốc, phẫn nộ và buồn"
“Có thẻ bảo hiểm y tế không?”
Bỏ nhiều quy định không khả thi trong Luật Dược
   
  Bộ trưởng Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến  

Trả lời chất vấn các lĩnh vực liên quan đến quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều nay, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, với tốc độ đào tạo bác sỹ như hiện nay, mấy năm nữa không lo thiếu bác sỹ, thậm chí ở các đô thị, trung tâm kinh tế còn xảy ra tình trạng thừa bác sỹ, vì bác sỹ không muốn đi làm việc ở địa phương, đặc biệt là y tế tuyến huyện.

Theo bà Tiến, thực hiện chính sách đưa bác sỹ về địa phương, đặc biệt là tại 63 huyện nghèo, hiện tại, về cơ bản bệnh viện tuyến huyện đã có đủ bác sỹ. Còn ở tuyến xã (trạm y tế), hiện tại 74,4% số trạm y tế đã có bác sỹ làm việc (bao gồm cả xã có bác sỹ làm việc từ 3 ngày/tuần trở lên). Tuy nhiên vấn đề đưa bác sỹ về cơ sở chỉ là giải pháp tạm thời, còn để giải quyết căn cơ vấn đề này, Bộ Y tế sẽ có quy định về nghĩa vụ của bác sỹ trong việc luân chuyển từ tuyến trên về tuyến dưới trong thời hạn nhất định.

“Chúng tôi sẽ có quy định, tất cả bác sỹ ở tuyến trên phải có nghĩa vụ về tuyến dưới làm việc có thời hạn. Họ không phải làm việc lâu dài ở tuyến dưới nhưng cũng không phải về công tác 1-2 ngày rồi lại đi. Vấn đề này đang vướng vì chúng tôi phải bàn bạc với Bộ Tài chính về nguồn ngân sách hỗ trợ cho bác sỹ từ tuyến trên về tuyến dưới công tác có thời hạn. Nếu quy định này được thực hiện sẽ giảm tải cho cơ sở y tế tuyến trên vì người dân tin tường tay nghề, kinh nghiệm của đội ngũ bác sỹ ở tuyến trên chuyển về”, bà Tiến hy vọng và cho rằng, vấn đề hiện nay không phải lo về số lượng bác sỹ mà là lo về chất lượng của đội ngũ “từ mẫu” này.

Chất lượng của đội ngũ bác sỹ hiện nay là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng y đức xuống cấp như phản ảnh của nhiều Đại biểu Quốc hội trong Phiên chất vấn Bộ trưởng Kim Tiến.

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội cho rằng, vấn đề y đức chưa bao giờ hết nóng bỏng, chưa bao giờ hết gây bức xúc cho người bệnh và người nhà người bệnh, bà Tiến cho rằng, tình trạng này đã có chuyển biến tích cực kể từ khi Bộ Y tế thiết lập đường dây nóng để bệnh nhân, người nhà bệnh nhân phản ánh hiện tượng tiêu cực tại các cơ sở y tế cho lãnh đạo ngành y tế.

Du lịch khám chữa bệnh: Mảnh đất hoang màu mỡ?

“Bộ Y tế trang bị 1.200 điện thoại cho lãnh đạo cơ sở y tế để phục vụ đường dây nóng. Đường dây nóng của bệnh viện hoạt động 24/7, sau 5 tháng đã nhận được 6.700 cuộc gọi từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phản ánh. Trong đó, chỉ có 2.000 cuộc là phản ánh đúng chủ đề. Trong số này có 40% cuộc gọi phản ánh về thái độ y đức, 25% phản ánh về cơ sở khám chữa bệnh chật chội... còn lại là phản ánh về nội dung khác nằm ngoài thẩm quyền xử lý của ngành y. Với những trường hợp phản ánh về thái độ của nhân viên y tế không đúng mực hoặc có hành vi tiêu cực, sau khi điều tra, nếu đúng như phản ánh sẽ bị xử lý buộc thôi việc, cảnh cáo, hạ bậc lương”, bà Tiến khẳng định.

Bà Tiến “khoe”, kể từ khi thiết lập đường dây nóng, bên cạnh phản ánh hiện tượng không đúng mực trong thái độ, cách cư xử của nhân viên y tế, ngành y đã nhận được không ít lời khen của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân dành về thái độ niềm nở, tận tình, chu đáo của rất nhiều nhân viên y tế.

“Cùng với việc xử lý kỷ luật từ cảnh cáo toàn bệnh viện tới buộc thôi việc với nhân viên y tế vi phạm y đức, chúng tôi luôn kịp thời khen thưởng, động viên những nhân viên y tế thực hiện tốt y đức, tận tâm, tận lực với công việc”, người đứng đầu ngành y tế cho biết nhưng cũng cho rằng, để nâng cao y đức thì cần phải giảm tải thông qua tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng khám chữa bệnhh và thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế (cụ thể là nâng viện phí).

“Nếu 2 nội dung này không thực hiện triệt để thì việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao y đức khó đạt được mong muốn”, bà Tiến phát biểu.

Theo bà Tiến, về lâu dài, giá dịch vụ y tế phải tính đúng, tính đủ. Nhà nước chỉ hỗ trợ về tài chính cho một số đối tượng, và cũng chỉ hỗ trợ thông qua bảo hiểm y tế chứ không cấp ngân sách cho cơ sở y tế nhà nước.

“Chỉ có như vậy, cơ sở y tế nhà nước mới nâng cao chất lượng, nâng cao y đức, thay đổi thái độ khi tiếp xúc với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân để cạnh tranh với cơ sở y tế tư nhân, chất lượng khám chữa bệnh mới nâng lên được”, bà Tiến nói.

Về việc đầu tư cơ sở hạ tầng ngành y tế, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Thế Phương, trong giai đoạn 2005-2008, đầu tư từ Ngân sách Trung ương để nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực là 8.350 tỷ đồng (đã bố trí 2.628 tỷ đồng); đầu tư từ trái phiếu chính phủ trong giai đoạn 2008-2013 là 13.933 tỷ đồng, giai đoạn 2014-2016 là 8.103 tỷ đồng; chưa kể, tính đến hết năm 2011, ngân sách các địa phương bố trí được khoảng 2.693 tỷ đồng cho các dự án.

“Có thể nói, Nhà nước có sự quan tâm đặc biệt trong việc đầu tư cho công tác khám chữa bệnh, nhưng trên thực tế là đầu tư thiếu đồng bộ, có nơi xây bệnh viện hoành tráng thì lại thiếu thiết bị y tế;  nơi có thiết bị y tế hiện đại thì lại thiếu bác sỹ vận hành nên... thiết bị y tế phải bỏ xó”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc phản ánh.

Ngày thầy thuốc, ngẫm về sức khỏe nhân dân - tài sản quốc gia

(Baodautu.vn) Bác Hồ từng nói, xây dựng nước nhà việc gì cũng cần có sức khỏe, dân cường thì nước thịnh. Điều này cho thấy, sức khỏe nhân dân chính là tài sản quốc gia và sự nghiệp chăm sóc sức khỏe luôn là trọng trách thiêng liêng.

Tin liên quan
Tin khác