. |
Theo đó, kế hoạch hành động tập trung vào công tác chỉ đạo, điều hành; tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn. Trong đó, thực hiện hỗ trợ kết nối sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông – lâm – thủy sản an toàn, thực hiện mô hình liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm nông,thủy sản an toàn và hỗ trợ tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản.
Xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, xây dựng mô hình vùng nguyên liệu sản xuất lúa - tôm an toàn, mô hình nuôi cá tra bần kết hợp nuôi tôm sú bán thâm canh trong ao đất, mô hình phát triển tôm càng xanh 2 giai đoạn trên ruộng lúa ứng phó biến đổi khí hậu; xây dựng vùng nguyên liệu lúa (lúa hữu cơ, VietGap, lúa an toàn, lúa sinh thái); vùng nguyên liệu rau an toàn, rau VietGap, vùng nguyên liệu chuối VietGap, chuối sinh thái; mô hình chăn nuôi heo thịt hữu cơ; mô hình xã chăn nuôi an toàn dịch bệnh cúm gia cầm…
Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; giảm thiểu tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu;
Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về an toàn thực phẩm, cải thiện điều kiện và bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản phục vụ cho sản xuất và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Kịp thời phát hiện, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; đấu tranh, lên án các hành vi vi phạm.