Cận cảnh robot khủng xuyên lòng Sài Gòn gần 20m trong 20 ngày
20 ngày sau khi chính thức đặt mũi khoan đầu tiên trong lòng đất, để nối ga Ba Son với ga Nhà hát Thành Phố, robot khủng đã lắp được 15 vòng vỏ đường hầm, mỗi vòng 1m2. Như vậy, hơn 18m không gian tuyến đường hầm dần hình thành...
TIN LIÊN QUAN
Robot "khủng" đã khoan xuyên lòng đất Sài Gòn gần 20m
Ngày 26/5, các kỹ sư tiến hành khoan mũi đầu tiên đoạn ngầm dài 781m nối ga Ba Son với ga Nhà hát TP, thuộc gói thầu 1b của dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
Về cách vận hành mũi khoan, kỹ sư công trường Phạm Anh Chung chia sẻ: “Không cần thiết phải nhìn thấy mũi khoan xoay như thế nào, chúng tôi chỉ quan tâm nó hoạt động như thế nào thông qua 4 con chip gắn mỗi góc tư mũi khoang. Từ các thông số con chip truyền về, các kỹ sư sẽ theo dõi được quá trình hoạt động của mũi khoan..”.
Phòng điều khiển máy nằm bên trong đường hầm.
6 miếng vỏ hầm khi ráp hoàn chỉnh sẽ được đánh dấu hoàn thành. (1R: 1 Ring beam- tạm dịch là dầm hình xuyến)
5 đoạn dầm hoàn thành sẽ được đánh dấu một lần.
Vỏ hầm liên kết với nhau bằng các bu-loong.
Vỏ hầm liên kết bằng các bu-loong nối 6 mảnh ghép trên một dầm và bu-loong nối hai đoạn dầm.
Hầm nối 2 ga nhìn từ hướng mũi khoan.
Ống dẫn các hợp chất vào mũi khoan.
Đường ống bên này là đường dẫn đất đá.
Hợp chất đi vào mũi khoan và đất đá đi ra hầm xả phải qua một “rừng” thiết bị, máy móc…
Từ trên mặt đất, vỏ hầm được di chuyển xuống mũi khoan bằng đường ray này.
Khu vực thi công giám sát rất chặt chẽ bằng hệ thống camera.
Hầm xả đất đá sau khi khoan.
Qua một dây chuyền thiết bị hiện đại, đất đá được xử lý nhuyễn như cát.
Máy hiển thị 15 đoạn vỏ hầm đã hoàn thành. Mỗi đoạn dài 1m2, nói theo con số cụ thể là đã được 18 mét.
Vỏ hầm nhìn từ bên ngoài.
Góc nhìn từ phía trên mặt đất.
Tin liên quan
Tin khác