Khi nào cần test nhanh?
Phương pháp test nhanh Covid giúp phát hiện và sàng lọc những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Vậy khi nào test nhanh Covid, trường hợp nào nên thực hiện xét nghiệm này? Khi thực hiện cần chú ý điều gì, lựa chọn sản phẩm ra sao?
Phương pháp test nhanh Covid giúp phát hiện và sàng lọc những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2. |
Vậy câu hỏi đặt ra là khi nào test nhanh Covid? Test nhanh Covid là phương pháp thực hiện đơn giản, thời gian cho kết quả nhanh. Sau khoảng 20 - 30 phút thì có thể xác định được protein trên bề mặt virus, có trong mẫu bệnh phẩm đường hô hấp hay không.
Do đó, phương pháp này đã được áp dụng phổ biến khi dịch bệnh bùng phát mạnh. Vậy, khi nào test nhanh Covid? Không ít người vẫn đang thắc mắc về thời điểm tiến hành xét nghiệm.
Tùy theo nhu cầu của từng địa phương mà việc phát hiện và sàng lọc người nghi nhiễm bằng test nhanh sẽ được thực hiện định kỳ từ 5 - 7 ngày/lần. Nếu có kết quả dương tính, người bệnh phải thông báo cho cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm RT-PCR, nhằm khẳng định chắc chắn sự tồn tại của virus.
Về thời điểm thực hiện xét nghiệm theo chuyên gia, đối với người nhập cảnh và các trường hợp F1, khi thực hiện cách ly tập trung, người nhập cảnh và các trường hợp F1 sẽ được lấy mẫu test vào ngày đầu tiên, ngày thứ 4, ngày thứ 7 và ngày thứ 14.
Sau khi hoàn thành cách ly, nếu kết quả xét nghiệm ngày thứ 14 là âm tính thì những đối tượng này sẽ tiến hành theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 14 ngày tiếp theo.
Đối với người từ vùng dịch trở về: Khi trở về từ vùng dịch, bạn sẽ được hướng dẫn cách ly tại nhà ít nhất 14 ngày.
Đồng thời, cơ sở y tế địa phương sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm vào các ngày: Ngày đầu, ngày thứ 4, ngày thứ 7 và ngày thứ 14. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, thì bạn nên tiếp tục theo dõi sức khỏe trong 14 ngày sau đó.
Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh, theo chuyên gia người dân nên thực hiện cách ly theo đúng quy định của Bộ Y tế. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở, mất vị giác,… cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hỗ trợ và chữa trị kịp thời.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch của Bộ Y tế tại TP.HCM - đã có nhiều ngày trực tiếp hướng dẫn cho người dân tại nhiều quận, huyện tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà.
Theo ông Sơn, việc để người dân tự lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 bằng test nhanh sẽ giúp phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ, kịp thời bóc tách, khoanh vùng và dập dịch. Đồng thời cũng giảm tải công việc cho ngành Y tế, hạn chế việc lây nhiễm cho người dân khi xét nghiệm diện rộng.
Với các bộ home test, qua tìm hiểu phóng viên được biết rất nhiều quốc gia đang sử dụng để giúp kiểm soát dịch Covid-19. Ở Mỹ, Nhật Bản, Singapore... các loại kit test được bán rộng rãi với mức giá 180.000-700.000 đồng/kit.
Chẳng hạn, tại Singapore, các sản phẩm được phân phối bao gồm Abbott PanBio Covid-19 Antigen Self-test, QuickVue At-Home OTC Covid-19 Test, SD Biosensor SARS-CoV-2 Antigen Self-Test Nasal, và SD Biosensor Standard Q Covid-19 Ag Home Test. Các bộ dụng cụ này có giá bán lẻ 8-13 USD, tương đương 180.000-300.000 đồng.
Tại Việt Nam, khi toàn bộ trẻ em dưới 18 tuổi còn chưa được tiêm vắc-xin thì việc sử dụng home test là cần thiết để nhận biết sớm nguy cơ, khoanh vùng, dập dịch sớm, có hướng điều trị phù hợp và điều đặc biệt các home test có ưu điểm với trẻ khi phương pháp này không gây đau như phương pháp lấy dịch hầu họng.
Mua sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng
Được biết, hiện trên thị trường trong nước có nhiều loại test nhanh Covid-19 đang được rao bán có độ nhạy thấp, kết quả không chính xác.
Người dân khi thử ra kết quả âm tính giả sẽ mất cảnh giác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, trong khi thực tế kết quả đó có thể là dương tính, nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Ngoài ra, khi xét nghiệm nhanh có giá trị chứng nhận tại thời điểm người được xét nghiệm cơ bản không nhiễm SARS-CoV-2. Sau thời điểm đó, người được xét nghiệm không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, thông điệp 5K, chủ quan, lơ là vẫn có nguy cơ nhiễm virus.
Do đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua hàng kit test Covid-19 tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương.
Cùng với đó, các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như thông tin về chủ sở hữu website tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, thông tin về điều kiện giao dịch chung, các chính sách như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.
Trường hợp người dùng nếu mua online thì chỉ mua sản phẩm kit test Covid-19 ở các đơn vị là các cửa hàng thuốc có uy tín, đã được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành.
Nếu mua kit test Covid-19 qua các mạng xã hội, cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc sản phẩm, các đơn vị là các cửa hàng thuốc được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục được phép lưu hành.
Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không nên mua kit test Covid-19 ở những fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.
Về phía Bộ Y tế, đại diện Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế khuyến cáo người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua hàng, đặc biệt không nên mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Liên quan tới việc nhập khẩu thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch Covid-19, theo đại diện Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 13/2021/TT-BYT.
Theo đó, thiết bị y tế trong đó có test nhanh Covid-19 muốn được cấp phép nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Y tế phải được một trong các tổ chức sau cho phép lưu hành hoặc sử dụng khẩn cấp như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)-Mỹ; Cục Quản lý hàng hóa trị liệu (TGA)-Australia; Cơ quan quản lý y tế Canada (Health Canada).
Thuộc danh mục sản phẩm xét nghiệm Covid-19 được sử dụng khẩn cấp do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố trên trang web tại địa chỉ https://extranet.who.int.
Thuộc danh mục các sản phẩm phổ biến để xét nghiệm Covid-19 do Ủy ban an ninh y tế của châu Âu ban hành công bố trên trang web tại địa chỉ https://ec.europa.eu.
Thiết bị y tế phải được cấp giấy phép nhập khẩu theo hình thức thương mại tại Việt Nam trước ngày 16/9/2021 và được sản xuất trong nước theo hình thức chuyển giao công nghệ, hình thức gia công đối với trang thiết bị y tế thuộc một trong các trường hợp nêu trên.