TIN LIÊN QUAN | |
“Miếng bánh” 3G vẫn hấp dẫn | |
Bắt tạm giam 4 đối tượng trong vụ nghe lén 14.000 điện thoại di động | |
Bị lừa 35 tỷ đồng, MB vẫn khẳng định quy trình thẩm định chặt chẽ |
Chị Nguyễn Thị Hồng (thôn Văn Trì, xã Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) nhận được tin từ nicknam có tên “Trung Tâm Viettel” cho biết: “Theo thông tin mới lộ ra nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tập đoàn Viettel và chào đón năm học mới 2014-2015 khuyến mãi x10 giá trị thẻ nạp cho nhân viên trong công ty”.
Cú pháp mà đối tượng nhắc tới thực chất là cú pháp dịch vụ tặng/nạp thẻ cho số thuê bao khác của Viettel |
Để người nhận tin tưởng, người nhắn còn viết: “Chú mình đã bảo mình làm ngay và mình vừa nạp một cái thẻ 50k thử trước… thấy được, mình nạp tiếp…”. Sau đó, người nhắn tin hướng dẫn cào thẻ, nạp tiền theo cách bấm *103*84162-6789-421*mã thẻ# và nhấn mạnh 103 là đầu số khuyến mại của Viettel.
Anh Lê Quang Hồng, nhân viên một Công ty ở phố Láng Hạ, quận Đống Đa, TP. Hà Nội cũng nhận được tin nhắn tương tự, nhưng có cải biến đôi chút. Người gửi đã gửi ảnh màn hình nạp 500.000 đồng và nhận được 5 triệu đồng kèm theo lời thúc giục: “Đây là cơ hội hiếm, nên các bạn làm ngay đi nhé kẻo Viettel sẽ nhanh chóng kết thúc chương trình”.
Thậm chí, trên một số mạng xã hội, diễn đàn, web còn đăng tải các thông tin hướng dẫn thủ thuật hack tiền của Viettel mới nhất, thành công 100% mà cực kỳ đơn giản. Cách làm cũng tương tự như hướng dẫn trong 2 trường hợp trên, nhưng có kèm lời giải thích rằng: “Vì thẻ của bạn trong 3 giây đó đã đi qua sever hack, nên tổng đài chỉ kịp xác định mệnh giá thẻ mà không kịp soi hết mã thẻ, vì vậy, thẻ vẫn còn giá trị sử dụng”.
Nhiều trang facebook “trá hình”, mạo danh các ngôi sao, nhân vật nổi tiếng... cũng thường xuyên đăng tải những nội dung tương tự. Những thông tin dày đặc như vậy khiến nhiều người khá hoang mang, không ít người đã mua thử thẻ cào mệnh giá nhỏ để nạp thử và kết quả là, số tiền trong thẻ nạp của họ “không cánh mà bay”.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện Viettel Telecom khẳng định, đây là chiêu thức lừa đảo của các đối tượng để chiếm đoạt tiền của các thuê bao Viettel. Thủ đoạn lừa đảo hack thẻ nạp không mới, đã xuất hiện từ năm 2013, nhưng thời gian vừa rồi lại tiếp tục tái diễn nhân danh năm học mới và các chương trình kỷ niệm của Viettel.
Theo Viettel Telecom, cú pháp mà đối tượng nhắc tới là *103*849xxxxxxxx*mã thẻ#OK thực chất là cú pháp dịch vụ tặng/nạp thẻ cho số thuê bao khác của Viettel. Trong đó, số 849xxxxxxxx chính là số của đối tượng lừa đảo. Khi khách hàng làm theo hướng dẫn, thẻ nạp sẽ được chuyển tới tài khoản của đối tượng.
Viettel Telecom cho biết, theo quy định tại Khoản 6, Điều 36, Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, thì khuyến mại phải đảm bảo tổng giá trị tối đa hàng hoá dịch vụ dùng để khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị dịch vụ hàng hóa viễn thông chuyên dùng được khuyến mại. Nếu vượt quá mức này, các nhà mạng sẽ vi phạm luật, trong khi đó các chiêu lừa nêu trên đều khuyến mại tới 100%.
Vì vậy, Viettel khuyến cáo, khách hàng cần tỉnh táo trước những lời mời gọi hấp dẫn bất thường, vượt quá quy định nêu trên. Khi phát hiện hoặc tiếp nhận phản ánh từ các khách hàng về tình trạng lừa đảo tài khoản như trên, Viettel sẽ có các hình thức xử lý như: chặn một chiều thuê bao có dấu hiệu lừa đảo, phối hợp với các cơ quan pháp luật để xử lý các đối tượng có hành vi lừa đảo tài khoản.
Quân đội tiếp nhận điều tra vụ thế chấp thẻ cào giả, vay 35 tỷ đồng () Một đại lý Mobifone đã thế chấp 300.000 thẻ cào giả nhằm vay 35 tỷ đồng của một chi nhánh Ngân hàng Quân đội (MB) tại Hải Dương rồi chia nhau tiêu xài. Vụ việc này đã được Viện kiểm sát chuyển giao cho phía Quân đội điều tra làm rõ. |
Hữu Tuấn