TIN LIÊN QUAN | |
Đại biểu QH Đỗ Văn Đương: "Tôi không đính chính" | |
Giới luật sư phản ứng dữ dội với câu nói của đại biểu Đỗ Văn Đương |
Thảo luận về kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2014; dự toán và phân bổ năm 2015 chiều 31/10, không ít đại biểu đề nghị Quốc hội cân nhắc kỹ đề xuất không tăng lương trong năm 2015 cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách.
Đại biểu Đỗ Văn Đương tin rằng, nếu giảm đi nước ngoài, hội thảo, hội nghị... thì sẽ tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm |
Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. HCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm chia sẻ với khó khăn trong việc cân đối thu chi năm 2015 mà Chính phủ đã báo cáo. Tuy nhiên, nữ đại biểu cho rằng, nếu chỉ vì lý do này mà một lần nữa lỗi hẹn với việc tăng lương thì rất khó ăn nói với cử tri.
“Lý do này không thuyết phục vì đây là lỗi của Chính phủ, ở chỗ điều hành thu chi chưa nghiêm, chứ không phải lỗi của người lao động”, bà Tâm nói.
Đại biểu này phân tích, việc bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp thì lỗi phần lớn thuộc về người sử dụng lao động, người đứng đầu tổ chức bộ máy chưa hợp lý hoặc không cương quyết cắt giảm, bố trí lại nhân sự. Vị này cũng nhắc tới lợi ích cục bộ dẫn đến tình trạng chưa thi cử, tuyển chọn công khai để lựa ra người làm được việc.
“Hoãn tăng lương sẽ tạo ra hiệu ứng không tốt trong xã hội, gây tâm lý nặng nề. Nó cũng cho thấy Quốc hội, Chính phủ chưa coi trọng nguồn nhân lực khi ưu tiên chi cái khác”, bà Tâm cảnh báo.
Để có nguồn tăng lương, đại biểu Đỗ Văn Đương tin rằng, nếu Thủ tướng ra chỉ thị giảm đi nước ngoài, hội thảo, hội nghị... thì số tiền tiết kiệm được sẽ là hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tương tự, nếu kiên quyết cắt 30% số công chức “sáng cắp ô đi chiều cắp ô về” mà ông Đương gọi là “công chức ma” thì sẽ có thêm hàng chục nghìn tỷ khác.
Bên cạnh đó, việc siết chặt các công trình, dự án lãng phí và tích cực thu hồi tài sản tham nhũng cũng đem về số tiền tương tự. Đại biểu Đương khẳng định, làm tốt mấy việc này, cộng số tiền tiết kiếm lại, Chính phủ sẽ có cả trăm nghìn tỷ đồng để tăng lương.
“Nhưng nếu không làm được những điều đó thì cũng phải nhịn ăn, thương lấy người về hưu trước 1993, công chức hệ số lương 2-3 phẩy để tăng cho họ”, ông Đương tha thiết.
Theo Phó đoàn đại biểu Thanh Hóa – Lê Nam, Chính phủ chưa giải trình thuyết phục trong trường hợp nếu dành 40.000 tỷ đồng để tăng lương trong năm tới thì phải bỏ đi khoản nào. Ông cho biết, một bộ phận người ăn lương ngân sách hiện đời sống rất khó khăn, nếu không được tăng lương sẽ không đảm bảo chính sách an sinh xã hội.
Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động - Đặng Ngọc Tùng lo ngại, một khi đời sống cán bộ công chức quá khó khăn, chuyện phiền hà cho dân, cho doanh nghiệp dễ xảy ra. “Lộ trình đã đặt ra, luật đã thông qua, hơn nữa lương tối thiểu phải bằng mức sống tối thiểu”, đại biểu biên chế đoàn Đồng Nai nhấn mạnh.
Luật hình sự cần có "tội hối lộ bằng tình dục"? “Dịch vụ tình dục cũng được xem là lợi ích phi vật chất để hối lộ quan chức. Cái này chắc chắn có ở Việt Nam nên phải luật pháp hóa để có thêm cơ sở” – ông Nguyễn Doãn Khánh nói. |
Quốc hội không nên biểu quyết “nửa kín, nửa hở” () Chiều 22/10, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, góp ý với dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Đại biểu Dương Trung Quốc - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng, chỉ có 2 hình thức biểu quyết là công khai và bỏ phiếu kín. Không nên làm kiểu "nửa kín, nửa hở" như hiện nay. |
Đại biểu Quốc hội chuyên trách không nên là người có chức vụ () Chiều nay (22/10), góp ý với dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương góp ý: Đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất phải là chuyên viên cao cấp nhưng không nên là người có chức vụ |
Chí Hiếu (Vnexpress)