So sánh tương quan về trị giá kim ngạch (năm 2015 và 2016) của 5 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc, tính hết tháng 11 (đơn vị tính "tỷ USD"). Biểu đồ: T.Bình. |
Đây là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong tổng số 45 nhóm hàng chính mà nước ta nhập khẩu từ Trung Quốc được Tổng cục Hải quan thống kê.
So với cùng kỳ năm 2015, kim ngạch nhập khẩu này chỉ tăng nhẹ 1,4% (tương đương119 triệu USD), nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng lớn nhất của nước ta, chiếm gần 33% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước.
Đáng chú ý, chỉ tính riêng mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đã lớn hơn tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu toàn bộ hàng hóa của cả nước từ Hoa Kỳ (hết tháng 11, có 48 nhóm hàng chính nhập khẩu từ Hoa Kỳ, với tổng trị giá kim ngạch đạt 7,78 tỷ USD).
Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 11, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam, với tổng giá trị kim ngạch đạt hơn 45,058 tỷ USD.
Ngoài mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, còn có 7 nhóm hàng khác nhập khẩu từ quốc gia này đạt trị giá từ 1 tỷ USD. Có thể kể đến như: Điện thoại và linh kiện đạt 5,507 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,356 tỷ USD; vải 4,952 tỷ USD; sắt, thép đạt 4,013 tỷ USD…
Trong các mặt hàng nhập khẩu lớn từ Trung Quốc kể trên, mặt hàng điện thoại và linh kiện là nhóm hàng duy nhất có mức sụt giảm về kim ngạch so với cùng kỳ 2015 (giảm mạnh tới 944 triệu USD).