Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã đề những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu liên quan đến việc đẩy mạnh phát triển ngành Dược và thiết bị y tế, trong đó có nhiệm vụ: “Tập trung quản lý hệ thống bán buôn, bán lẻ, các nhà thuốc trong và ngoài bệnh viện. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để truy xuất nguồn gốc thuốc, chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn. Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc.”
Để triển khai nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nêu trên, ngay từ những ngày đầu năm 2018, Bộ Y tế lựa chọn thí điểm một số địa phương như các tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Nam Định và đã tổ chức các Đoàn công tác do Lãnh đạo Bộ Y tế chủ trì với sự tham gia của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) để làm việc với UBND các tỉnh này về việc triển khai dự án ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết nối nhà thuốc, đồng thời đánh giá thực trạng, tháo gỡ các vướng mắc khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo Hội nghị. |
Bộ Y tế đã ban hành chuẩn yêu cầu dữ liệu đầu ra phần mềm ứng dụng CNTT kết nối liên thông cơ sở bán lẻ thuốc phiên bản 1.0 bao gồm 23 tiêu chí chuẩn yêu cầu đầu ra phần mềm kết nối từ cơ sở bán lẻ thuốc với Sở Y tế, Bộ Y tế; 18 tiêu chí chuẩn yêu cầu đầu ra phần mềm tổng hợp các thông tin chung trên địa bàn tỉnh/thành phố; 12 tiêu chí chuẩn yêu cầu đầu ra phần mềm đối với đơn thuốc đảm bảokiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, kiểm soát xuất xứ, nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả thuốc được mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã phối hợp cùng Viettel xây dựng và triển khai Hệ thống quản lý Dược quốc gia hướng đến mục tiêu xóa bỏ giấy tờ, quản lý được toàn bộ chuỗi cung ứng thuốc toàn quốc, đảm bảo chất lượng và giá cả chính xác của từng viên thuốc khi tới tay người dân. Với công nghệ lõi và hệ thống giám sát bảo mật tối đa 24/7 chắc chắn sẽ giúp hệ thống nhanh chóng đi vào cuộc sống; phục vụ cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị cung ứng thuốc và người dân.
Kết quả thực hiện đến nay đã có 25 tỉnh tham gia việc kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc, đã cấp tài khoản cho 4.178 cơ sở bán lẻ thuốc, có 1915 cơ sở đã thực hiện kết nối mạng, quản lý được 22.196 đơn thuốc.
Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá, Hệ thống quản lý Dược quốc gia được coi là là giải pháp hữu hiệu giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc; cơ quan nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý thuốc. Đồng thời đây cũng là ví dụ tiêu biểu cho những nỗ lực của Bộ Y tế nhằm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo trong thời đại cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0.
Ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, các ứng dụng CNTT như Hệ thống quản lý Dược quốc gia sẽ trở thành công cụ đắc lực, giúp chúng ta giải quyết được 2 vấn đề lớn là kết nối người dân với cơ sở y tế, cán bộ y tế và chia sẻ những thôngtin chính xác, kịp thời, các công việc thường nhật được dần điện tử hóa. Chủ nhà thuốc có thể giảm thiểu từ 50 – 70% thời gian quản lý kiểm đếmkho, quản lý hóa đơn, doanh thu, mỗi giao dịch chỉ cần từ 30 giây đến 1 phút. Với cơ quan quản lý, 100% báo cáo các cấp được xóa bỏ, việc dự trù,lập kế hoạch, điều phối thuốc, quản lý số liệu được được thực hiện theo thờigian thực từ bất kể nơi đâu, bất kể lúc nào. Lợi ích lớn là vậy, nhưng trong giai đoạn chuyển đổi ban đầu chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Theo lãnh đạo Viettel, với kinh nghiệm và lợi thế làm chủ các giải pháp công nghệ tiên tiến, kết nối mở hiện nay, Viettel đang không ngừng hoàn thiện hệ sinh thái y tế thông minh để kết nối vì một xã hội khỏe mạnh hơn. Bộ giải pháp không chỉ gồm các hệ thống quản lý chuyên ngành cho cơ quan quản lý mà còn phục vụ tổng thể cho toàn bộ các doanh nghiệp, người dân sử dụng các dịch vụ y tế.
Đồng thời, với sự kết hợp chặt chẽ với các giải pháp viễn thông truyền thống như tin nhắn cho tới các giải pháp CNTT tiện ích như hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử, Internet kết nối vạn vật, phân tích dữ liệu lớn..Viettel cho rằng hệ thống sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, khôngchỉ phục vụ cơ sở cung ứng thuốc mà cả cơ quan quản lý và đặc biệt là người dân, tiến tới quản lý được toàn bộ chuỗi cung ứng thuốc quốc gia một cáchminh bạch, không giấy tờ. Người dân luôn được cung cấp đầy đủ, hợp lý loại thuốc mình cần, không bị ảnh hưởng bởi thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đại diện Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên và Viettel sẽ bấm nút kết nối mạng các nhà thuốc trên cả nước |
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế sớm đưa vào triển khai hệ thống trên toàn quốc để phục vụ người dân.PhóThủ tướng nêu rõ “Quản lý thuốc ở Việt Nam còn lỏng lẻo, tỷ lệ kháng kháng sinh rất cao so với thế giới. Giá thuốc tuy chỉ cao hơn 1 nước trong khu vực ASEAN nhưng phải phấn đấu đưa xuống thấp nhất khu vực. Phải sớm khắc phục tình trạng này bằng việc kết nối các nhà thuốc để quản lý chất lượng, nguồn gốc, hạn sử dụng và so sánh giá thuốc, một mặt tối ưu hóa việc kinh doanh, mặt khác đem lại lợi ích nhiều hơn cho người dân.
“Phải làm rất nhanh, lợi cho dân ngày nào phải làm sớm ngày đó”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đồng thời chỉ đạo Bộ Y tế nhanh chóng hoàn thành việc tạo lập Hồ sơ Sức khỏe cho người dân.
Tại Hội nghị trực tuyến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đại diện Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên và Viettel sẽ bấm nút kết nối mạng các nhà thuốc trên cả nước