Với địa thế đa số là vùng cao chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh Yên Bái, địa hình hiểm trở khiến hoạt động di chuyển khó khăn. Hiện tỉnh còn nhiều “vùng lõm” về tiêm chủng dịch vụ, tập trung ở địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa, các huyện khó khăn nhiều người dân tộc thiểu số.
Bên cạnh việc tăng cường phòng chống dịch Covid-19 ngành Y tế cần chú ý các bệnh dịch khác như cúm, sởi, viêm màng não, viêm phổi. |
Những khu vực này chưa có nhiều các dịch vụ cao cấp, người dân chưa có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tiêm chủng tốt, thường xuyên khan hiếm nhiều loại vắc xin, đặc biệt khi các bệnh truyền nhiễm đang vào mùa.
Nhiều gia đình cho hay, họ thường đưa con đi hàng trăm km, xuống các trung tâm tiêm chủng VNVC ở Phú Thọ hay Hà Nội mỗi tháng để tiêm chủng, do các điểm tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân, thường xuyên quá tải, hoặc không có đầy đủ vắc xin cho trẻ em và người lớn, đặc biệt là các loại vắc xin mới như vắc xin viêm màng não, viêm phổi, cúm, ho gà uốn ván bạch hầu...
Bên cạnh đó, dịch Covid-19 diễn biến rất căng thẳng ở các tỉnh miền Bắc hiện nay, nhiều địa phương hạn chế người dân di chuyển giữa các tỉnh nhằm ngăn chặn dịch bệnh, đặt vấn đề tiêm chủng cho trẻ em và người lớn ở Yên Bái gặp nhiều thách thức, bởi tình trạng thiếu các cơ sở tiêm chủng vắc xin chất lượng, chưa được đầu tư về cơ sở vật chất, dịch vụ chăm sóc khách hàng và tiện ích đi kèm còn hạn chế.
VNVC Yên Bái chính thức ra đời đúng lúc, cùng chia sẻ với chính quyền địa phương, sẵn sàng giải tỏa nỗi lo của hàng ngàn gia đình phải đi xa hàng trăm km để tiêm ngừa giữa thời điểm các tỉnh liên tục xuất hiện ổ dịch.
Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái đề cao chiến lược của VNVC khi đưa một trung tâm tiêm chủng an toàn và chất lượng cao hoạt động tại tỉnh nhà, đồng thời khuyến khích người dân nên chủ động tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bệnh khác ngoài Covid-19.
Bên cạnh việc tăng cường phòng chống dịch Covid-19 theo ông Duy ngành Y tế cần chú ý các bệnh dịch khác như cúm, sởi, viêm màng não, viêm phổi…
Các bệnh dịch này không chỉ tấn công ở trẻ em, mà còn tấn công rất nhiều những người lớn, người cao tuổi, người có sức khoẻ yếu hoặc bệnh mãn tính, người chưa được tiêm phòng vắc-xin.
Đặc biệt, người lớn khi mắc bệnh còn là nguồn lây bệnh trực tiếp cho người thân trong gia đình, nhất là những người có hệ miễn dịch kém, khả năng chống chọi với bệnh tật thấp như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi.
Để công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè mang lại hiệu quả cao, đối với những bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng bệnh, ngành Y tế cũng khuyến cáo người dân nói chung nhất là bà mẹ có con trong độ tuổi tiêm ngừa nói riêng nên đến các điểm tiêm để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng bệnh.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, thời điểm này thời tiết bắt đầu chuyển nắng nóng, mỗi người dân cần nêu cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là đối với các em nhỏ. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Môi trường, nơi ở cần được vệ sinh sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, phun thuốc diệt muỗi.
“Người dân cũng nên chủ động tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh nguy hiểm có thể phòng tránh bằng vắc-xin”, bác sĩ Chính cho hay.