Ngân hàng - Bảo hiểm
Chờ những tình huống bất ngờ mùa đại hội ngân hàng
Thùy Vinh - 05/02/2015 13:57
Mùa ĐHCĐ thường niên 2015 đã bắt đầu được khởi động. Với ngành ngân hàng, ĐHCĐ năm nay được dự báo sẽ có nhiều yếu tố bất ngờ khi các thương vụ M&A dự kiến được trình cổ đông thông qua, trong đó có cả hiện tượng cá bé “nuốt” cá lớn, hay các kế hoạch tăng vốn, niêm yết bất thành, nợ xấu tăng, lợi nhuận thấp, buộc sáp nhập...
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ngân hàng âm thầm “nhả” sở hữu chéo
Kỳ vọng đưa nợ xấu về dưới 3% trong năm 2015
Sống nhờ tín dụng, ngân hàng đắn đo hạ lãi vay
Toàn cảnh cổ đông và sức khỏe Ngân hàng Xây dựng vừa bị quốc hữu hóa
Nhà băng khó có cửa lãi đậm năm 2015

Nóng từ đầu năm

Một số nhà băng cho biết sẽ tiến hành ĐHCĐ ngay sau Tết Nguyên đán. Nam A Bank được cho là ngân hàng sẽ mở màn cho mùa ĐHCĐ ngân hàng năm nay khi nhà băng này vừa có thông báo ngày 27/2 là ngày chốt danh sách dự ĐHCĐ thường niên năm 2015 và ngày 10/2 là ngày chốt danh sách nhận cổ tức 2014. Tuy cả ngày tổ chức ĐHCĐ và tỷ lệ cổ tức chi trả cho cổ đông chưa được Nam A Bank thông báo cụ thể, nhưng theo lãnh đạo Nam A Bank, Ngân hàng sẽ tiến hành Đại hội sớm…

Như vậy, Nam A Bank là ngân hàng đầu tiên có thông báo về kế hoạch tổ chức ĐHCĐ cho mùa đại hội năm 2015 của các nhà băng. Chắc chắn đại hội lần này sẽ thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như toàn thị trường, bởi Nam A Bank đang lên kế hoạch chủ động sáp nhập một ngân hàng khác để mở rộng mạng lưới và tăng năng lực.

Mặc dù đến thời điểm hiện tại đối tác sẽ “kết hôn” cùng Nam A Bank chưa được tiết lộ, nhưng có nhiều khả năng đó là một ngân hàng có quy mô lớn trên thị trường. Ông Trần Ngọc Tâm, Phó tổng giám đốc Nam A Bank cho biết, việc sáp nhập này do Nam A Bank hoàn toàn chủ động. Mục tiêu của Ngân hàng là chọn đối tác phù hợp với yêu cầu và thế mạnh của mình, đó là tập trung phát triển mảng bán lẻ, còn thông tin về đối tác, tạm thời Nam A Bank chưa thể chia sẻ ngay vì còn phải đợi ý kiến cổ đông thông qua trong kỳ đại hội tới cũng như phê duyệt cuối cùng của NHNN.

Cũng theo ông Tâm, Nam A Bank đã đáp ứng đủ các điều kiện để niêm yết. Vì vậy, trong kỳ đại hội tới, Ngân hàng sẽ xin ý kiến cổ đông về việc niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE), dự kiến vào tháng 6/2015. Tuy nhiên, trước khi đưa cổ phiếu lên niêm yết, Nam A Bank sẽ triển khai và hoàn tất kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.

Được biết, NHNN đã chấp thuận kế hoạch tăng vốn của Nam A Bank và cho phép Nam A Bank được tự tái cấu trúc, mở rộng mạng lưới hoạt động, với việc mở thêm 8 điểm giao dịch, chi nhánh tại Đà Nẵng, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP. HCM, Bến Tre. Vì thế, việc tăng vốn là cần thiết cho Nam A Bank, nhằm tăng năng lực tài chính và đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc, nên sẽ hoàn tất trong quý I này.

Xu hướng M&A trong lĩnh vực ngân hàng 2015 được dự báo sẽ diễn ra sôi động do đây là năm cuối cùng thực hiện đề án tái cơ cấu các TCTD. Theo kế hoạch của NHNN, năm 2015 có khoảng 5 - 6 thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng. Vì thế, sáp nhập, hợp nhất vẫn là những vấn đề nổi cộm trong kỳ đại hội ngân hàng năm nay.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, làn sóng M&A ngân hàng năm nay sẽ không chỉ có ngân hàng nhỏ sáp nhập vào nhà băng lớn, mà ngược lại, cũng sẽ có những ngân hàng nhỏ mua lại nhà băng lớn. Hiện tại, ngoài các thương vụ đã lộ diện như Sacombank sáp nhập Southern Bank; Maritime Bank sáp nhập MDB; Vietcombank sáp nhập Saigonbank hay BIDV sáp nhập MHB, nhiều khả năng Vietinbank cũng phải ôm thêm một ngân hàng nhỏ khác theo chủ trương NHNN…

Trên thị trường cũng đang xuất hiện thông tin DongA Bank khả năng về chung nhà ABBank và không loại trừ VNCB, Oceanbank cũng bị sáp nhập khi chủ tịch của các nhà băng này vướng vòng lao lý. VNCB vừa tổ chức ĐHCĐ bất thường nhưng không thành do tỷ lệ tham dự không đủ. 

Sẽ có biến động nhân sự?

Không chỉ liên quan đến các nội dung sáp nhập, hợp nhất, mùa ĐHCĐ ngân hàng năm nay được dự báo sẽ có sự biến động mạnh về nhân sự. Trong đó, nhiều lãnh đạo phải rời ghế “nóng” cho chủ mới hoặc chuyển nhượng lại cho người kế nhiệm khi nhiệm kỳ HĐQT kết thúc.

Eximbank dự kiến tổ chức ĐHCĐ vào ngày 22/4/2015. Theo đó, ngày 6/2/2015 là ngày đăng ký cuối cùng để thông báo cho cổ đông về việc ứng cử hoặc đề cử thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2015 - 2020 và họp ĐHCĐ thường niên 2015. Thời gian nhận ý kiến cổ đông, nhóm cổ đông về việc ứng cử này là từ ngày 25/2 đến ngày 16/3/2015. Nội dung kỳ họp ĐHCĐ Eximbank năm nay tập trung vào báo cáo hoạt động của HĐQT và báo cáo của Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2010 - 2015; bầu thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ tiếp theo, cùng các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ.

Nhiều khả năng Eximbank sẽ có biến động nhân sự cấp cao khi nhiệm kỳ HĐQT hiện tại của Ngân hàng kết thúc năm nay

Mùa ĐHCĐ ngân hàng năm 2014 cũng đã chứng kiến làn sóng thay đổi nhân sự của các nhà băng, trong đó Eximbank gây chú ý khi chỉ trong vòng gần 7 tháng từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014 đã 3 lần thay tổng giám đốc. Vì thế, ngoài lợi nhuận giảm do trích lập dự phòng cao, thị trường cũng không quá bất ngờ trước việc vơi dần tổng tài sản của Eximbank năm qua. Sang năm 2015, sự biến động nhân sự cấp cao ở Eximbank nhiều khả năng sẽ chưa chấm dứt khi nhiệm kỳ HĐQT của Ngân hàng kết thúc vào năm nay.

Theo lãnh đạo Eximbank, chuyện thay đổi nhân sự trong HĐQT của Eximbank nếu có cũng là chuyện bình thường như bao doanh nghiệp khác khi hết nhiệm kỳ cũ để bầu lại nhiệm kỳ mới. Điều quan trọng trước hết, cần phải nhìn nhận những thành tựu Eximbank đạt được trong thời gian qua để có thể lập kế hoạch khả thi cho hoạt động những năm tiếp theo. 

Bên cạnh nguyên nhân do hết nhiệm kỳ cũ bầu nhiệm kỳ mới, làn sóng M&A ngân hàng được cho là sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động nhân sự cấp cao trong ngành. Đặc biệt, khi nhiều ông chủ nhà băng phải rời ghế nóng do vướng vào vòng lao lý thời gian qua nên khả năng ngân hàng phải sáp nhập là khó tránh. Thêm vào đó, nợ xấu tăng, trích dự phòng cao khiến lợi nhuận teo tóp, cổ tức không còn là những vấn đề được cổ đông ngân hàng quan tâm trong mùa đại hội.

DongA Bank ước đạt lợi nhuận trước thuế (trước dự phòng rủi ro) 2014 gần 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch HĐQT DongA Bank, khả năng sau trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận còn lại chỉ còn hơn 200 tỷ đồng, tương đương khoảng 50% kế hoạch cả năm. Năm 2014, nợ xấu của DongA Bank tăng khá mạnh, chỉ 9 tháng đầu năm, nợ xấu của Ngân hàng đã tăng 6,8%. Cho dù DongA Bank đã nỗ lực bán trên 3.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, song vẫn phải trích lập dự phòng 20% cho trái phiếu đặc biệt nhận lại. Vì thế, khoản dự phòng rủi ro đã “ăn” hết lợi nhuận của DongA Bank, nên nhiều khả năng mức cổ tức đưa ra khiêm tốn 5 - 6% cho năm 2014 nhà băng này cũng khó thực thi. Ngoài ra, kế hoạch tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng trong năm qua, DongA Bank cũng không thực hiện được khi bất thành trong việc huy động 1.000 tỷ đồng vốn của cổ đông hiện hữu…

Điều đáng quan tâm hơn là trong kỳ ĐHCĐ năm 2014, DongA Bank đưa ra chủ trương sáp nhập thêm 1 ngân hàng khác, nhưng có vẻ tình thế lúc này đã bị đảo ngược khi trên thị trường có nhiều thông tin về việc DongA Bank phải về chung nhà với một ngân hàng bạn. 

Năm 2014, Nam A Bank ước đạt 243 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 33% so với năm 2013, vượt 32,79% so với chỉ tiêu đưa ra đầu năm 2014 là 183 tỷ đồng. Nam A Bank đặt ra chỉ tiêu lợi nhuận khoảng 400 tỷ đồng trước thuế cho năm 2015. Vì lợi nhuận thu về năm qua tương đối khả quan, Nam A Bank đã có thông báo chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2014 vào ngày 10/2/2015. Tỷ lệ cổ tức chưa thông báo cụ thể, song tại ĐHCĐ 2014, cổ đông của Nam A Bank đã thông qua tỷ lệ cổ tức của năm 2014 là 7%. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, không ít ngân hàng đã phải nói không với cổ tức khi nợ xấu vẫn tăng.

Lãi khủng, nhiều ngân hàng vẫn nói “không” với cổ tức

Trước bối cảnh thị trường khó khăn, nợ xấu không ngừng tăng, buộc phải hy sinh lợi nhuận trích dự phòng rủi ro, nhiều ngân hàng cho biết, có thể sẽ không còn lợi nhuận để chia cổ tức 2014 và có thể cả năm 2015.

Ngân hàng lãi lớn từ đâu?

() Lãi khả quan nên ngay từ tháng 1/2015, các ngân hàng đã dồn dập báo lãi năm 2014. Những con số bất ngờ về lợi nhuận cho thấy góc sáng tối trong hoạt động ngân hàng.

Lợi nhuận ngân hàng 'mỏng' vì nợ xấu

Trước bối cảnh thị trường khó khăn, nợ xấu tăng buộc các nhà băng ưu tiên trích lập dự phòng đầy đủ, kể cả khi đã bán nợ xấu cho VAMC. Vì thế, chỉ tiêu lợi nhuận khó có thể đảm bảo, nhưng được xem là giải pháp xử lý nợ xấu tốt nhất lúc này.

Lợi nhuận tăng, lương nhân viên ngân hàng vẫn vậy

() Kết thúc kinh doanh 9 tháng đầu năm, các ngân hàng công bố lợi nhuận rất khả quan, tuy nhiên, lương của nhân viên ngân hàng vẫn chưa hồi phục tương ứng…  

Tin liên quan
Tin khác