Cho VAMC phát hành trái phiếu mua nợ xấu
Quang Hưng - 04/04/2015 03:51
 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), trong đó, Nghị định bổ sung quy định VAMC được phát hành trái phiếu để mua nợ xấu theo giá trị thị trường. Nghị định có hiệu lực từ ngày mai, 5/4/2015.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Áp chỉ tiêu bán nợ xấu là cần thiết
Chủ tịch VAMC: “Bán nợ cũng phải xếp hàng"
VAMC quyết gom 80.0000 tỷ đồng nợ xấu năm 2015
 

Cụ thể, VAMC được phép phát hành trái phiếu để mua nợ xấu theo giá trị thị trường trên cơ sở kế hoạch phát hành trái phiếu được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Theo Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, việc phát hành trái phiếu của VAMC không phải áp dụng quy định về nguyên tắc, điều kiện phát hành, hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và không áp dụng quy định về nguyên tắc huy động vốn theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

VAMC được phát hành trái phiếu theo 4 phương thức: 1- Đấu thầu phát hành; 2- Bảo lãnh phát hành; 3- Đại lý phát hành; 4- Bán trực tiếp.

Trái phiếu của VAMC do tổ chức tín dụng nắm giữ được sử dụng để tham gia nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc phát hành trái phiếu của VAMC.

3 trường hợp bán đấu giá không thành

Nghị định 53/2013/NĐ-CP trước đây quy định xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua, trường hợp không có thỏa thuận của các bên về xử lý tài sản bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện thông qua các phương thức bán đấu giá: Bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; công ty quản lý tài sản bán đấu giá.

VAMC lựa chọn, quyết định phương thức bán tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch.

Nghị định 34/2015/NĐ-CP lần này bổ sung: Sau 1 lần bán đấu giá tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu theo quy định nêu trên không thành thì VAMC được tiếp tục bán tài sản đó thông qua phương thức bán đấu giá hoặc bán tài sản đó trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp với bên mua, đồng thời thông báo cho bên bảo đảm biết.

Nghị định mới cũng quy định: 3 trường hợp được coi là bán đấu giá không thành gồm: 1- Không có người tham gia đấu giá; 2- Không có người trả giá tại cuộc bán đấu giá; 3- Các trường hợp bán đấu giá không thành khác theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.

Nghị định có hiệu lực từ ngày mai, 5/4/2015.

Không dùng ngân sách tái cơ cấu các tổ chức tín dụng

() Trước một số ý kiến cho rằng, trong khi chủ trương mua lại các ngân hàng thua lỗ của Ngân hàng Nhà nước chưa có hiệu quả rõ ràng thì Ngân hàng Nhà nước lại phải ôm vào một khoản nợ xấu lớn, rất khó xử lý và nguy cơ mất vốn cao, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên khẳng định, quan điểm nhất quán của Chính phủ là không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung và mua lại, xử lý ngân hàng yếu kém nói riêng.

Ồ ạt cho vay tiêu dùng dễ dẫn đến rủi ro nợ xấu

() Không thể phủ nhận tín dụng tiêu dùng tín chấp đang được các công ty tài chính và ngân hàng đẩy mạnh là phương tiện hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng. Nhưng nếu chạy đua giành thị phần mà không kiểm soát được rủi ro, sẽ dẫn đến nguy cơ bong bóng tín dụng tài chính cá nhân khi nợ xấu trong hoạt động cho vay ngày một gia tăng.

Hé mở lối thoát cho nợ xấu bất động sản

() Khối nợ xấu bất động sản hầu như đứng im thời gian qua đã biến các ngân hàng, vốn là chủ nợ trở thành “tù binh” của các con nợ. VAMC ra đời với tham vọng bán được nợ xấu cũng đang rơi vào bế tắc trước một rừng thủ tục, khiến hàng trăm hồ sơ bán nợ gửi tới nhà đầu tư ngoại vẫn chưa có hồi âm. Tuy nhiên, lối thoát cho nợ xấu bất động sản đang dần hé mở…

Tin liên quan
Tin khác