“Chúng tôi rất tủi khi du lịch gọi là mũi nhọn mà thành ra "mũi tù". Là kinh tế mũi nhọn nhưng hình như vẫn xem du lịch nằm trong nhóm văn hóa- xã hội. TP.HCM nên đi trước, tận dụng và định vị du lịch như một ngành mũi nhọn thực sự để đưa các yếu tố kinh tế vào du lịch”, ông Kỳ nói với lãnh đạo UBND TP.HCM tại cuộc họp vừa được tổ chức, nhằm tìm giải pháp phục hồi kinh tế trên địa bàn.
Chủ tịch Vietravel “tủi” khi ngành hàng không có Bộ Giao thông vận tải đứng ra, làm việc trực tiếp với Chính phủ và đề nghị một loạt chính sách.
Và các hãng hàng không được miễn, giảm nhiều khoản phí trong khi các doanh nghiệp du lịch, lữ hành còn gặp quá nhiều khó khăn vì hầu như đứng ngoài gói hỗ trợ của Chính phủ do không có tài sản thế chấp.
Nhà hàng, khách sạn còn có tài sản thế chấp. Công ty lữ hành chỉ có uy tín, thương hiệu.
Khi không có khách mua sản phẩm, tính thanh khoản sẽ không còn và không có tiền để quay trở lại hoạt động.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ kiến nghị miễn phí vé tham quan tại một số địa điểm trên địa bàn TP.HCM (Ảnh minh họa: Thảo Cầm Viên (tên gọi ban đầu là vườn Bách Thảo Sài Gòn được xây dựng từ 1865) đóng cửa trong thời gian giãn cách xã hội). |
Chủ tịch Vietravel đưa ra 3 đề xuất giúp ngành du lịch TP.HCM dần khôi phục trong đại dịch.
Thứ nhất, TP.HCM cần thúc đẩy, đưa các gói hỗ trợ của Nhà nước triển khai đến doanh nghiệp trên địa bàn.
Thứ hai, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 5%, lãi suất vai dưới 5% thay vì 5,1-5,4% như hiện nay, đặc biệt với khoản vay 6 tháng để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn phục hồi từ tháng 04 đến tháng 10/2020.
“Với gói vay mà lãi suất trên 5% thì chi phí tài chính của doanh nghiệp vẫn nặng, trong khi đây là gói cứu trợ. Trong bối cảnh hiện nay chỉ nên ở mức 4,6-4,8%”, ông Nguyễn Quốc Kỳ đề xuất.
Thêm vào đó, việc giảm VAT, theo ông Kỳ có thể kích thích tiêu dùng trong thị trường còn hồi phục yếu như hiện nay. Hoặc, miễn thuế thu nhập cá nhân năm nay để người tiêu dùng có tiền chi tiêu.
Kiến nghị thứ 3 liên quan đến việc TP.HCM nên lập một tổ tiếp nhận và làm đầu mối kiến nghị các ý kiến, vấn đề phát sinh của doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận chính sách hỗ trợ.
Đại diện này cũng nhấn mạnh đến việc truyền thông, sớm công bố thông tin về các điểm đến, khách sạn,…đáp ứng bộ tiêu chí an toàn nhằm giải tỏa tâm lý lo ngại của du khách.
Điều này rất nguy hiểm nếu không được hỗ trợ kịp thời khi công ty lữ hành gánh vai trò nghiên cứu, xây dựng, tổ chức, khai thác thị trường, đưa khách đến toàn bộ hệ thống dịch vụ, lưu trú”, ông Nguyễn Quốc Kỳ nói.
Đơn vị nào đã thực hiện nghiêm bộ tiêu chí này cần được quyền công bố là điểm an toàn và chịu trách nhiệm về tính pháp lý, danh dự với cam kết của mình.
Như đợt lễ 30/04 vừa qua, nhiều khách đến Bà Rịa Vũng Tàu nhưng không được xuống biển tắm mà chỉ đứng trên bờ ngắm rồi về.
Chủ tịch Vietravel cũng cho biết, hiện nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước chưa đưa ra kế hoạch thông báo thời điểm mở cửa địa điểm du lịch, nhà hàng,… và không công bố thông tin rộng rãi.
Điều này khiến các công ty lữ hành, du lịch lúng túng trong việc xác định đi đâu, khi nào và không biết điểm đến đã mở trở lại hay chưa.