Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) phát biểu tại hội trường. |
Sáng 19/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.
Trước đó, khi thảo luận tổ, một số ý kiến cho rằng, tổng dự kiến nguồn vốn của Chương trình cao (256.000 tỷ đồng cho 3 giai đoạn), trong khi chưa rõ căn cứ xác định nguồn, chưa có cơ sở để cân đối nguồn.
Do vậy, đại biểu đề nghị nghiên cứu rà soát kỹ, cân đối nguồn vốn thực hiện trong bối cảnh đất nước còn khó khăn, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội cũng đang cần những nguồn vốn để thực hiện. Đồng thời, đề nghị cân đối điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình có thứ tự ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm thực sự hiệu quả và tránh lãng phí nguồn lực.
Có ý kiến đề nghị tổng mức đầu tư không nên xác định trong Nghị quyết của Quốc hội mà chỉ nêu những nguyên tắc, chính sách để khuyến khích các nguồn lực xã hội hóa, các nguồn lực khác ngoài nhà nước đầu tư cho những lĩnh vực, các dự án có khả năng sinh lợi của trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Tham gia thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) phân tích, chương trình đề xuất tổng mức đầu tư là 256.000 tỷ đồng cho 3 giai đoạn, tương đương gần 11 tỷ USD. Nếu tính trên tổng GDP của nước ta là 420 tỷ USD hiện nay thì số chi 1 tỷ USD là khá lớn. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn 2035, GDP Việt Nam có thể 800 - 900 tỷ USD thì 1 tỷ USD này là nhỏ.
Theo đại biểu Huân, vấn đề là căn cứ xác định tổng mức đầu tư của chương trình không tương thích với 10 thành phần chương trình, cơ sở để khái toán tham chiếu từ các hạng mục công việc thực hiện từ giai đoạn 2016 - 2020 khi mà giá cả thị trường, quy mô nền kinh tế liên tục thay đổi.
Vì vậy, tổng mức đầu tư chương trình đưa ra để Quốc hội phê duyệt thiếu cơ sở thực tế, gây khó khăn cho điều hành Chính phủ sau này, ông Huân nhìn nhận.
Vị đại biểu Bình Dương cho rằng, cần rà soát 10 thành phần chương trình bao trùm hết mục tiêu và hướng tới giá trị cốt lõi, sau đó khái toán chi phí từng năm, bám sát từng thành phần ấy và các hạng mục vật thể, phi vật thể được quy ra % GDP ước tính từng năm theo dự báo chiến lược kinh tế từng thời kỳ.
Quốc hội sẽ duyệt chi cho chương trình theo tỷ lệ GDP hàng năm còn các hạng mục cụ thể sẽ do Chính phủ quyết định cụ thể tùy theo tình hình thực tế, ông Huân góp ý.
Cũng về nguồn vốn, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) nói, dự kiến tổng các nguồn lực huy động chương trình giai đoạn 2025 - 2035 là 122.250 tỷ đồng; giai đoạn 2031 - 2035 là 134.000 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là vốn ngân sách Trung ương và địa phương chiếm vai trò chủ đạo.
“Trong bối cảnh hiện nay, 3 chương trình mục tiêu quốc gia cũng đang có nhu cầu thực hiện tiếp 2025 - 2030. Tôi đề nghị ban soạn thảo tiếp tục rà soát tổng mức đầu tư vốn gắn với mục tiêu, nhiệm vụ, tránh đề xuất quá cao so với khả năng thực hiện, gây lãng phí”, bà Mai phát biểu.
Ngoài ra, với các nội dung thành phần chưa xác định được tổng mức đầu tư theo nguồn dự kiến từng năm, đại biểu Mai đề nghị nghiên cứu làm rõ hơn dự kiến đối với từng dự án thành phần trong đó gồm kinh phí Trung ương, địa phương và huy động; phân định rõ giữa Trung ương, địa phương để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ và bố trí nguồn kinh phí địa phương thực hiện.
Vị đại biểu Hưng Yên còn đề nghị làm rõ căn cứ xác định tỷ lệ vốn Trung ương và địa phương. Tỷ lệ vốn đối ứng tại ngân sách địa phương là 24,6% khá cao, nhất là địa phương khó khăn, chưa đảm bảo có khả năng tự cân đối ngân sách.
Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm khi thảo luận tại tổ. Theo tổng hợp của Tổng thư ký Quốc hội, có ý kiến đề nghị phân nhóm các địa phương và đưa ra các tiêu chí phân nhóm các địa phương để phân bổ vốn phù hợp, có thể dựa trên tiêu chí địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, địa phương cân đối được ngân sách