- Mảng cơ điện lạnh ngưng trệ vì giãn cách, lợi nhuận quý III của REECorp giảm 24%
- Genco 3 báo lãi 9 tháng kỷ lục từ khi lên sàn, vượt 86% kế hoạch lợi nhuận
- Nhựa An Phát Xanh: Doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 642 tỷ đồng
- Ảnh hưởng mạnh từ giãn cách kéo dài, FLC vẫn ghi nhận lợi nhuận dương trong quý III
Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn đầu tư xây dựng Kiên Giang (CIC Group, HoSE: CKG) được thành lập từ tháng 10/1992, hiện có trụ sở chính tại Kiên Giang với vốn điều lệ là 824,9 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo công ty cho biết, trong quý II và quý III/2021, do tình hình dịch bệnh kéo dài, Thành phố Rạch Giá thực hiện giãn cách theo quy định.
Công trình thi công của công ty lại tập trung chủ yếu trên địa bàn Rạch Giá nên bị chậm tiến độ giao nhà theo kế hoạch 9 tháng đầu năm.
Quý III, CIC Group ghi nhận tổng doanh thu xấp xỉ 43,6 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái hơn 230,5 tỷ đồng. Trong đó, địa ốc mang về gần 29 tỷ đồng doanh thu, theo sau là hoạt động tư vấn thiết kế, khảo sát, giám sát khi đóng góp 8,2 tỷ đồng.
Trong quý này, công ty không có doanh thu từ kinh doanh nhà hàng trong khi cùng kỳ năm ngoái mảng này mang về hơn 7,3 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, CIC Group báo lãi ròng 50,8 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ (tương đương giảm hơn 37,5 tỷ đồng).
Kết quả kinh doanh của CIC Group trong quý III/2021 và luỹ kế 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. |
Tổng tài sản đến cuối tháng 9/2021 của Tập đoàn này ở mức 5.051 tỷ đồng, tăng 7,7% so với đầu năm nay. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 180 tỷ đồng lên 4.273 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng 4,2% lên 2.915 tỷ đồng.
Tài sản dài hạn tăng 185 tỷ đồng lên 778 tỷ đồng, trong đó, bất động sản đầu tư là 346,5 tỷ đồng (tăng gần 84% so với đầu năm).
Nợ phải trả của công ty đến cuối kỳ giảm nhẹ, còn 4.034 tỷ đồng (với 2.084 tỷ đồng nợ dài hạn). Vốn chủ sở hữu tăng hơn 377 tỷ đồng so với đầu năm, lên 1.016 tỷ đồng.
Là công ty chuyên thi công, tư vấn thiết kế, kinh doanh bất động sản và vật liệu xây dựng, CIC Group đang đầu tư vào 10 công ty con (với tỷ lệ sở hữu từ 51% đến 100%) và 1 công ty liên kết là Công ty cổ phần Phát triển đô thị KG (sở hữu 35,2% vốn).
Đến cuối tháng 9/2021, Công ty TNHH MTV Phương Nam Kiên Giang nắm 1,4% vốn CIC Group (giảm 0,8% so với đầu năm), Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước KG nắm 0,6% (giảm 0,3% so với đầu năm), Công ty cổ phần Phát triển đô thị Kiên Giang nắm 1,4% (giảm 0,8% so với đầu năm và Công ty TNHH Kiến trúc ATA nắm 1,3% (giảm 0,7% so với đầu năm).
Thời gian gần đây, các cổ đông liên tục đăng ký và bán ra cổ phiếu CKG.
Ông Nguyễn Thành Hiếu, chồng bà Trần Ngọc Hạnh, Phó tổng giám đốc CIC Group đăng ký bán 150.000 cổ phiếu. Nếu giao dịch này được hoàn thành, ông Hiếu chỉ còn nắm 93.748 cổ phiếu.
Ngày 28/10, cá nhân sở hữu 2,1 triệu cổ phiếu CKG (tương đương nắm 2,55% vốn điều lệ) là bà Nguyễn Thị Hoa Lệ, thành viên HĐQT đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân.
Ngày 28/10, ông Trần Thọ Công, giám đốc nhà hàng Hoa Biển là em trai ông Trần Thọ Thắng, Chủ tịch CIC Group báo cáo hoàn tất bán 200.000 cổ phiếu CKG và chỉ còn giữ lại 10.000 cổ phiếu.
Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu CKG vào tháng 3/2020 với giá đóng cửa phiên đầu tiên chỉ 8.800 đồng/cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch ngày 1/11, cổ phiếu CKG tăng 6.9% lên 28.000 đồng/cổ phiếu.