Đầu tư và cuộc sống
Clip Nữ sinh đeo khăn quàng đỏ đánh bạn tới tấp - Cảnh báo bạo lực học đường!
Thành Tuyên - 17/08/2014 10:01
Tuổi nổi loạn của nữ sinh ngày càng rút ngắn, "bạo lực học đường" gia tăng, làm thế nào để học sinh đến trường mà không lo bị bạn "bạo hành tâm lý"?
TIN LIÊN QUAN

Lại một clip nữ sinh đánh bạn nữa được đăng tải trên mạng xã hội. Điều đặc biệt hơn ở clip này là trong đoạn clip này, các nữ sinh có thể mới là học sinh cấp 2 bởi dáng người nhỏ nhắn và còn đeo khăn quàng đỏ trên vai.

Xem clip nữ sinh đánh bạn tại đây

Theo như những gì diễn ra trong clip, một nhóm bạn nữ tiến đến cuối lớp học chỉ tay vào một bạn nữ khác, chưa kịp để bạn nữ lên tiếng, cả nhóm lao vào tát, dùng chân đạp mạnh lên người bạn nữ kia. Không thể chống lại, bạn nữ chỉ còn cách hứng chịu trận đòn dã man từ những nữ sinh hung hăng.

Sự việc xảy ra trong một lớp học vắng tanh. Lúc này, còn có một bạn nữ đứng ngoài quay lại cảnh đánh nhau và liên tục nói vào đánh nữa đi.

Mặc cho bạn nữ bị đánh khóc lóc, van xin và kêu đau quá, nhưng cả nhóm nữ sinh vẫn chưa dừng lại, lột cả nội y của bạn. Clip được chia sẻ khiến không ít người đặc biệt là người lớn phải phát hoảng.

Hiện chưa biết nguyên nhân xảy ra vụ đánh hội đồng trên là gì, tuy nhiên có một thực trạng đáng lo ngại đang xảy đến đó là “nạn bạo lực học đường” diễn ra ngày càng phổ biến. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của học sinh. Trên thực tế, không chỉ những trò đánh lộn, đánh hội đồng mới được coi là bạo lực học đường, nhiều học sinh còn bắt nạt bạn bè bằng nhiều hình thức “tra tấn tâm lý”, cô lập, cách ly, thậm chí sai khiến bạn học làm việc cho mình…khiến cho học sinh cảm thấy sợ hãi khi phải đến trường. 

Từ clip trên cho thấy, tuổi “nổi loạn” của học sinh ngày càng rút ngắn đi, trước đây trong những clip nữ sinh đánh bạn học, chủ yếu đối tượng rơi vào học sinh cấp ba, tầm từ 15 -18 tuổi. Nhưng ở clip này, nữ sinh vẫn còn đeo khăn quàng đỏ, lứa tuổi được xác định chỉ rơi vào khoảng 12 – 13 tuổi. Điều này là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các bậc cha mẹ, thầy cô giáo. Cần nâng cao giáo dục về kỹ năng sống cho các em. Không nên để tình trạng bạo lực học đường tái diễn trong môi trường “sư phạm” …

Tin liên quan
Tin khác