- Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%
- 5 năm tái cơ cấu nền kinh tế: Nợ công giảm mạnh, nợ xấu khó "về đích"
- Covid-19 là thời cơ để đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực nội tại
- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chậm tái cơ cấu, nền kinh tế sẽ khó vượt bẫy thu nhập trung bình
Nhiều kết quả tích cực
Nông nghiệp, nông thôn không chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, là nơi tiêu thụ sản phẩm rộng lớn…, mà còn là “bệ đỡ” cho công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, khi các ngành này bị tác động bởi những biến động lớn do khủng hoảng, dịch bệnh. Nhiều nước chuyển sang công nghiệp - dịch vụ, có dân số đông hoặc bị thiên tai hoành hành… sẽ là thị trường nhập khẩu lớn và lâu dài của Việt Nam.
Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đã tăng lên và hiện chiếm trên 1/3 GDP của cả nước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng lên qua các năm (từ 13,69% năm 2015, lên 16,48% năm 2019, lên 16,70% năm 2020). Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng này sẽ đạt trên 25%, để Việt Nam có công nghiệp theo hướng hiện đại và vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
Trong khi đó, tỷ trọng dịch vụ/GDP tăng lên, hiện đạt 36,1% - cao nhất trong 3 nhóm ngành và có xu hướng cao lên nữa.
Sự chuyển dịch cơ cấu là kết quả, đồng thời cũng là nguyên nhân của sự chuyển dịch nhiều cơ cấu khác. Tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam mặc dù còn thấp so với thế giới, nhưng đã tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 35% năm 2019 lên 36,82% năm 2020.
Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp - thủy sản đã giảm, hiện còn dưới 1/3 tổng số, trong khi của công nghiệp - xây dựng tăng, hiện chiếm 30,8%, của dịch vụ hiện chiếm 36,1%. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm tăng năng suất lao động. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vào công nghiệp - xây dựng chiếm gần 43,5%, vào dịch vụ chiếm trên 50%.
Những vấn đề đặt ra
Đối với nông, lâm nghiệp - thuỷ sản, do vai trò lớn, cần tăng đầu tư với tỷ trọng lớn hơn hiện nay (năm 2020 ước đạt 6,27%). Cần đưa vốn về nông thôn để xây dựng công nghiệp - dịch vụ nhằm thu hút lao động từ nông nghiệp, góp phần làm giảm bớt tình trạng di dân ra thành thị, khu công nghiệp. Cần hỗ trợ khởi nghiệp, khi khu vực này hiện có gần 14.500 hợp tác xã đang hoạt động và trên 5,2 triệu cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp… Cấp thiết sửa đổi Luật Đất đai để giảm thiểu tình trạng bỏ ruộng hoặc không dám tích tụ ruộng đất ở nông thôn. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông, lâm nghiệp - thủy sản thông qua chính ngạch, có thương hiệu riêng...
Đối với công nghiệp - xây dựng, cần tập trung hơn cho công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp nặng. Tỷ lệ doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến phân theo trình độ công nghệ thuộc công nghệ cao còn quá thấp (12,21%), thuộc công nghệ thấp còn quá cao (56,23%), có công nghệ trung bình còn lớn (31,46%). Công nghiệp hỗ trợ sớm có chủ trương, nhưng hiện còn yếu; tính gia công lắp ráp còn nặng, nên giá trị gia tăng thấp và nhập khẩu lớn.
Đối với cả nước thì cần thực hiện công nghiệp hóa, nhưng đối với một số tỉnh, thành phố thì không nhất thiết phải đưa tỷ trọng công nghiệp cao hơn. Ngay cả các tỉnh thuộc vùng động lực, nếu làm công nghiệp, thì chọn công nghệ cao, công nghiệp sạch… Bài học dịch Covid-19 và tình trạng dân chạy về quê vừa qua là một bài học để cơ cấu lại.
Đối với dịch vụ, tỷ trọng trong GDP của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước và thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm ngành này lại cao nhất so với 2 ngành kinh tế thực thì cũng cần xem lại. Covid-19 đã làm cho một số địa phương phải cân nhắc lại việc phát triển theo hướng tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ. Đó là chưa kể, năng suất lao động nhóm ngành dịch vụ thấp, do còn kiêm nhiệm nhiều.