Ông Bùi Ngọc Anh, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty Luật VILAF cho hay, đã làm việc với các doanh nghiệp có kinh nghiệm M&A từ đầu năm 2020.
Dịch Covid-19 khiến 2 năm qua, doanh nghiệp và nhà đầu tư gặp khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên có rất nhiều thương vụ M&A thành công ngay cả trong thời điểm khó khăn, bởi điểm mấu chốt vẫn là hai bên cùng có lợi.
Ông Bùi Ngọc Anh, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty Luật VILAF |
Về hồ sơ cho các thương vụ M&A, trong bất kỳ thương vụ nào, doanh nghiệp cũng mất nhiều thời gian hơn do các vấn đề thể chế, nguồn đầu tư, nguồn tiền, rà soát mặt pháp lý cũng cần tìm hiểu trong mỗi thương vụ cho cả bên bán và bên mua, trên tinh thần mang lại lợi ích cho nhau.
Tuy nhiên, hai năm qua, với tiêu chí mới, các cơ quan chức năng đã hợp tác và làm rõ vấn đề, nên các nhà đầu tư nhận được nhiều hỗ trợ, vì thế có nhiều thương vụ M&A hợp lý hơn.
Ông Bùi Ngọc Anh cũng cho hay, trong 10 tháng qua, nếu các nhà đầu tư tìm kiếm và muốn M&A thương vụ nào liên quan đến bất động sản, bất động sản nghỉ dưỡng hay các lĩnh vực năng lượng thì đều mất nhiều thời gian hơn, bởi phải kiểm tra rất kỹ nguồn tiền, tính pháp lý của dự án...
Nguồn tiền tài trợ cho các thương vụ sẽ tới từ đâu trong bối cảnh dòng tiền cả quốc tế và trong nước đều đang có những biến động lớn, hệ quả của chính sách thắt chặt từ nhiều ngân hàng trung ương. Liệu các quỹ đầu tư tư nhân trên toàn cầu với hơn 2.000 tỷ USD đang nắm trong tay, theo ước tính của PwC, có đang đặt các cơ hội M&A tại Việt Nam vào tầm ngắm?; Trong thị trường đầy biến động, đâu là những ngành sẽ có nhiều hoạt động M&A sôi động và cách tiếp cận trong phương thức thực hiện các giao dịch liệu sẽ có nhiều thay đổi?