TIN LIÊN QUAN | |
400 đại diện từ 11 nước sắp đàm phán TPP tại Hà Nội | |
Đàm phán TPP chú trọng vào chất | |
Đàm phán TPP đang tiến đến giai đoạn then chốt |
Theo Giáo sư Schott, thách thức lớn nhất hiện nay là việc đàm phán liên quan đến tiếp cận thị trường nông nghiệp, dịch vụ - một vấn đề đòi hỏi các nhà đàm phán phải tiến hành thêm các vòng thương lượng trong đầu năm tới. Vấn đề nông nghiệp sẽ nổi lên vào cuối đàm phán giữa Mỹ - Nhật Bản và hiện hai nước đang tích cực xử lý vấn đề này.
Bên cạnh đó, còn một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư, môi trường và doanh nghiệp nhà nước. GS. Schott cho rằng, đây là những vấn đề có thể giải quyết được giữa 12 quốc gia đang tham gia đàm phán TPP. Hiện các nước đang tích cực đàm phán và sẽ có những điều chỉnh về lập trường trong những tháng tới trước khi các nhà lãnh đạo có quyết định cuối cùng.
12 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định TPP là một thị trường lớn, chiếm gần 40% GDP và khoảng 1/3 thương mại toàn cầu |
Một trong các vấn đề gây trở ngại hiện nay là Quốc hội Mỹ vẫn chưa thông qua dự luật về quyền đàm phán nhanh hiệp định thương mại (TPA), cho phép Tổng thống Barack Obama thực hiện quyền đàm phán nhanh. GS. Schott cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới tiến trình đàm phán TPP khi các quốc gia tham gia đàm phán đều muốn đảm bảo rằng Mỹ sẽ nhanh chóng phê chuẩn và thực hiện hiệp định.
Liên quan đến Việt Nam, theo GS. Schott, Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP vì nó mang lại cơ hội lớn cho tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng như xuất khẩu tới các quốc gia đối tác của TPP.
Tuy nhiên, theo ông, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với các thách thức lớn, đòi hỏi phải thực hiện các cải cách quan trọng về chính sách. Việt Nam cần có một chiến lược cải cách rõ ràng trong đó có lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ, có như vậy các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mở rộng và gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
Các cuộc đàm phán TPP có sự tham dự của Mỹ, Australia và 10 quốc gia trong khu vực Vành đai Thái Bình Dương, 6 nước trong số này đang triển khai các thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2013 của 12 nước tham gia đàm phán TPP đạt 27,75 nghìn tỷ USD, chiếm 37,5 GDP toàn cầu. Theo Cơ quan Đối ngoại và Thương mại Australia (DFAT), TPP là "con đường hợp lý giúp xây dựng khu vực tự do thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương". |
Kỳ vọng luồng vốn lớn đến từ Hoa Kỳ () Mối quan tâm của các nhà đầu tư Hoa Kỳ đối với thị trường Việt Nam tiếp tục được khẳng định, nhất là khi các phiên đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang có những tiến triển. |
Việt Nam cần cú hích từ TPP () Trong khi quá trình đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang bước vào giai đoạn cuối thì nhiều quan điểm trái chiều về việc Việt Nam tham gia TPP sẽ được lợi nhiều hay ít lại được dấy lên. |
Mỹ và Nhật còn nhiều bất đồng trong đàm phán TPP () Vòng đàm phán song phương cấp bộ trưởng vừa qua giữa Mỹ và Nhật Bản về Hiệp định kinh tế đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc cuối tuần qua không đạt được thỏa thuận cuối cùng. |
M.Châu (baohaiquan.vn)