Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên Chuỗi cung ứng 4.0 với việc ứng dụng các công nghệ đột phá như Vạn vật kết nối (IoT), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), máy học đã vượt ra ngoài phạm vi của sản xuất đến phân phối.
Tại Việt Nam, xu thế Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) đang có những chuyển biến mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Trên thực tế, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, trong đó có mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế số phát triển và đóng góp tới 30% GDP của Việt Nam.
Chuỗi cung ứng 4.0 sẽ tạo ra các “nhà máy thông minh” và nhà kho thông minh nhờ kết hợp sức mạnh của kết nối toàn doanh nghiệp, phân tích thời gian thực, cũng như tự động hóa theo dõi và tối ưu hóa mọi quy trình, tài sản và tài nguyên với độ chính xác xuyên xuốt.
Để đạt được điều đó, đầu tư vào công nghệ và làm việc với các đối tác cung cấp giải pháp phù hợp là rất quan trọng nhằm thúc đẩy lợi thế cạnh tranh và tận dụng các cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Tracy Yeo, Giám đốc Zebra Technologies Việt Nam chia sẻ sâu hơn về cách công nghệ tăng cường khả năng giám sát và cải thiện hiệu suất ở toàn bộ chuỗi cung ứng như thế nào.
Cô Tracy Yeo, Giám đốc Zebra Technologies tại thị trường Việt Nam. |
Kỷ nguyên mới của việc kiểm soát và minh bạch theo thời gian thực
Nắm bắt cơ hội mới, xử lý các nguy hại tiềm tàng, yêu cầu hoặc nhu cầu thay đổi đòi hỏi cần có các quy trình linh hoạt và khả năng thích ứng cao, cũng như có thể duy trì được hoạt động lâu dài. Nhiều nhà sản xuất và phân phối hiểu rằng họ cần có khả năng giám sát tốt hơn đối với việc sử dụng và tính sẵn sàng của tài sản theo thời gian thực dể đảm bảo doanh nghiệp luôn sẵn sàng đáp ứng với mọi biến động của thị trường.
Chuyển đổi chuỗi cung ứng đang mở ra một kỷ nguyên mới về quản lý hiệu suất và minh bạch theo thời gian thực một cách toàn diện.
Một trong những cách tốt nhất để có được sự minh bạch này là tích hợp công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) vào thẻ tài sản và thiết bị đọc thẻ giúp tự động hóa quy trình kiểm kê và hợp lý hóa quy trình làm việc để duy trì sản xuất và hoàn thành đơn hàng đúng tiến độ.
Các giải pháp RFID cũng có thể bổ sung và tích hợp với các thiết bị kiểm tra ngoại quan (machine vision) tiên tiến để nâng cao độ chính xác và tin cậy cho quy trình, do đó có thể giúp tăng tốc độ vận chuyển.
Bên cạnh đó, việc bổ sung tính năng phân tích dự báo cho phép doanh nghiệp dự báo chính xác nhu cầu trong tương lai cho sản xuất hàng hóa dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm theo từng tuần, đồng thời cung cấp chỉ dẫn có định hướng về những hành động cần được thực hiện ngay để chuỗi cung ứng tránh khỏi các lỗi vận hành hoặc các sự cố có thể gây gián đoạn hoạt động.
Tăng khả năng giám sát trong toàn bộ chuỗi cung ứng
Để chuỗi cung ứng trong tương lai hoạt động tốt, cần có độ chính xác và khả năng giám sát thời gian thực trên toàn hệ thống. Các hệ thống quản lý hiệu suất thế hệ mới có thể giúp theo dõi thông tin chuỗi cung ứng xuyên suốt từ nơi sản xuất đến khách hàng cuối.
Ví dụ, hệ thống RFID tự động hóa sẽ nâng cấp tính năng quét mã vạch 2D truyền thống để quản lý hàng đang vận chuyển và trong kho. Kết hợp với các giải pháp tiên tiến khác như thị giác máy và phân tích dự báo, công nghệ RFID có thể cung cấp các chỉ số nghiệp vụ quan trọng cho nhà kho hoặc trung tâm phân phối, bao gồm khả năng giám sát tài sản, năng suất, kiểm soát chất lượng, theo dõi và tìm kiếm với chi phí hợp lý.
Công nghệ RFID triển khai tại cửa ra vào của nhà xưởng. |
Theo dõi bằng công nghệ RFID từ một mặt hàng tới cả lô hàng
Một nhà máy sản xuất đặc biệt phù hợp với đầu đọc RFID thụ động vì nguyên vật liệu thường được chuyển theo một đường cố định trong nhà máy. Ăng-ten RFID tiên tiến diện rộng mới có thể mở rộng phạm vi quét để theo dõi vị trí tất cả tài sản trong nhà máy theo thời gian thực.
Trong một quy trình sản xuất đơn, hàng trong kho thường được sắp xếp theo thứ tự với mỗi bộ phận có một vị trí riêng trong quá trình thiết kế và lắp ráp. Với thẻ RFID, các nhà quản lý sản xuất có thể đảm bảo các vật liệu được sắp xếp theo trình tự chính xác, do đó, các thành phần nguyên vật liệu sẽ được đưa vào dây chuyền đúng thời điểm.
Tuy nhiên, việc tăng khả năng giám sát không chỉ giúp các doanh nghiệp phát hiện lỗi, mà còn ngăn chặn các sự cố xảy ra, tránh các vấn đề tiềm ẩn về kiểm soát chất lượng có thể gây tổn hại đến danh tiếng hoặc lợi nhuận của công ty.
Phân loại hiệu quả nhiều mã sản phẩm phức tạp
RFID có hiệu quả cao trong nhiều ngành công nghiệp, trong đó chuỗi cung ứng cho ngành may mặc, phụ kiện và giày dép là một trong những ví dụ điển hình về cách gắn thẻ hiệu quả đến tận điểm tiêu thụ.
RFID đặc biệt hữu ích trong phân loại các mặt hàng này do mã sản phẩm (SKU) phức tạp gồm các yếu tố kiểu dáng, màu sắc và kích thước của sản phẩm. Chúng mang lại hiệu quả cao trong quản lý hàng tồn kho, đặc biệt là trong môi trường cửa hàng bán lẻ, nhờ khả năng tự động xác minh các đơn đặt hàng và thực hiện.
RFID cũng giúp quản lý các luồng hàng trả về một cách dễ dàng, vì đặc trưng của bán lẻ quần áo là tỷ lệ trả hàng cao.
Một góc của Trung tâm dịch vụ Zebra Technologies tại Việt Nam. |
Triển khai chuỗi cung ứng thành công
Hoạt động sản xuất vô cùng phức tạp và mỗi chuỗi cung ứng đều khác nhau. Mỗi công ty có mục tiêu và nhu cầu công nghệ riêng, đòi hỏi lãnh đạo phải năng động và tích cực để dẫn dắt công ty thực hiện chuyển đổi số thành công.
Trên thực tế, việc triển khai các công nghệ này sẽ tác động đến các bộ phận truyền thống trong một công ty, đòi hỏi sự phối hợp của các bộ phận bao gồm công nghệ thông tin, vận hành, an ninh mạng và các bộ phận khác.
Việc triển khai này cũng cần có các lãnh đạo cấp cao với kỹ năng chuyên sâu nhằm điều phối các bộ phận khác nhau đó để cùng làm việc vì mục tiêu chung.
Những tiến bộ công nghệ trong kết nối không dây, cùng với IoT, RFID, AI, hệ thống máy học và thị giác máy đã cho phép các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực có thể triển khai định hướng phát triển của mình.
Tuy nhiên, để cách mạng hóa chuỗi cung ứng, điều tối quan trọng là các công ty phải làm việc với nhà cung cấp công nghệ phù hợp với nhiều giải pháp sáng tạo và có trung tâm dịch vụ chuyên biệt tại địa phương (như của Trung tâm dịch vụ Zebra tại Việt Nam) để đảm bảo có sự hỗ trợ tối đa đối với công nghệ mới.
Nhờ đó, chuỗi cung ứng sẽ được trang bị tốt hơn để phát triển và thích ứng với các tình huống không thể dự đoán trước và nhu cầu thị trường luôn thay đổi.