Viễn thông - Công nghệ
Cục Thương mại điện tử kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Trung Quốc
Hữu Tuấn - 10/09/2019 13:14
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cùng hơn 10 doanh nghiệp Việt Nam vừa có chuyến làm việc tại Bắc Kinh – Trung Quốc. Tại đây, đoàn đã có những buổi làm việc và tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử (TMĐT) với hai ông lớn về TMĐT thế giới hiện nay là Tập đoàn JD và Tập đoàn Alibaba.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so Nhật Bản.

Đây cũng là tiền đề để phát triển TMĐT xuyên biên giới, bởi có đến 33% số người mua hàng trực tuyến đã từng mua một mặt hàng nào đó từ nước ngoài. Tuy nhiên, một thực tế là TMĐT Việt Nam hiện vẫn đang tập trung phát triển ở khu vực thành thị, trung tâm. Một thị trường lớn là TMĐT ở các thành phí khác, vùng nông thôn hiện chúng ta vẫn đang bỏ ngỏ.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Bộ Công thương) làm việc với Tập đoàn Alibaba.

Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, điều cơ bản vẫn là cơ sở hạ tầng của chúng ta chưa phát triển, hệ thống giao thông còn yếu, chưa tối ưu phương tiện để bảo quản, vận chuyển hàng hóa. Tắc nghẽn giao thông, chưa số hóa mã Bưu chính, chưa áp dụng triệt để công nghệ trong giao hàng... Nhà nước hiện tại chỉ làm chính sách, tuy nhiên cần phải có một tập đoàn đủ mạnh, đủ sự quan tâm để có thể tạo uy tín cho một nền tảng phát triển TMĐT tại thị trường nội địa Việt Nam.

Một điểm khó khăn nữa xuất phát từ khâu thanh toán. Hiện tại Việt Nam hệ thống thanh toán điện tử chưa đồng bộ với nhau, Vnpay, Senpay, Viettelpay hiện vẫn còn nhiều loại ví. Các ví và các ngân hàng cũng chưa liên kết được với nhau chưa thuận tiện cho người tiêu dùng. 

Tuy nhiên những điểm này Trung Quốc, cụ thể là JD và Alibaba lại đang làm rất tốt. Hiện tại có thể nói Trung Quốc đã xây dựng được thói quen thanh toán tiền qua điện thoại. Từ khi Alipay, Wechat phổ cập, hình thức thanh toán điện tử đã bùng nổ tại nước này và được quản lý tập trung bởi Hệ thống Wanglian quốc gia. Để làm được điều đó, Ngân hàng nhà nước phải đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi việc coi ứng dụng thanh toán như một thẻ tín dụng và phải được phổ biến rộng rãi. Chính vì thế việc giải quyết khiếu nại ở Trung Quốc không cần bằng chứng bởi bất kỳ lý do gì.

Viettel Post đang tìm giải pháp đưa hàng Việt Nam lên các sàn TMĐT quốc tế

Theo ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử & KTS, Bộ Công thương Mục đích chính của chuyến công tác này là nhằm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc về mô hình và phát triển TMĐT và hợp tác phát triển TMĐT xuyên biên giới. Thực chất ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang là thị trường TMĐT đứng đầu thế giới vượt qua cả Mỹ và Châu Au về mặt quy mô. Một trong những điểm nổi bật của TMĐT Trung Quốc đó chính là việc họ đã phủ sóng được TMĐT đến những vùng xa – đây cũng chính là điểm mấu chốt Việt Nam phải học tập. 

Viettel Post với vai trò là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phát triển TMĐT tới các vùng sâu vùng xa, hệ thống của Viettel Post đã phủ sóng ở khắp 63 tỉnh thành đây có thể có là một lợi thế rất lớn đển Viettel Post. Cùng với nhu cầu học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển TMĐT tới các vùng xa, Viettel Post đã bắt đầu nhìn ra khỏi thị trường nội địa để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn từ các nhà cung cấp nước ngoài trên Amazon, JD, Alibaba... Mặt khác, Viettel Post cũng đang tìm đường vươn ra thị trường thế giới bằng cách đưa các sản phẩm dịch vụ uy tín của Việt Nam bán trên các sàn tuy tín này.

Hiện tại, Alibaba muốn mở cửa lĩnh vực thanh toán điện tử ở Việt Nam và mở rộng lĩnh vực đào tạo cho Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề thanh toán điện tử xuyên biên giới còn chưa được xem xét do yêu cầu chặt chẽ trong quản lý ngoại hối và chống rửa tiền của Ngân hàng NN Việt Nam. 

- Tập đoàn JD đã xác định hợp tác với Bộ Công Thương xây dựng "Gian hàng quốc gia Việt Nam" để bán sản phẩm VN chất lượng cao trên nền tảng của JD. Đây là cơ hội lớn cho sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc một cách bài bản thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.


Tin liên quan
Tin khác