Ông Lim Siah Gim, Giám đốc dự án đồ án thiết kế quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã báo cáo tiến độ và kết quả bước đầu thực hiện. Theo đó, đơn vị tư vấn xác định các nội dung cơ bản như định vị Đà Nẵng, quy mô dân số, tăng trưởng kinh tế, GRDP.
Theo đơn vị thiết kế, Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng cũng xác định không gian đô thị với 3 vùng phát triển: ven biển, ven sông; vùng công viên cây xanh giữa đô thị và vùng đồi núi phía tây thành phố.
Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng cũng xác định không gian đô thị với 3 vùng phát triển: ven biển, ven sông; vùng công viên cây xanh giữa đô thị và vùng đồi núi phía tây thành phố. |
Ý tưởng phát triển cấu trúc đô thị được đơn vị tư vấn đưa ra theo theo hướng đường chân trời hình thành khu vực xây dựng thấp tầng ở phía đông, cao dần về phía tây. Về cơ sở hạ tầng, đơn vị tư vấn có nhiều ý tưởng sáng tạo, táo bạo với việc xác định công trình đầu mối về phát triển cảng biển, sân bay, trục giao thông, cấp nước, xử lý chất thải, cấp điện, xử lý nước thải.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng, ông Đặng Việt Dũng cho biết, tiến độ thực hiện đồ án đã bước sang giai đoạn 3 và cơ bản bảo đảm tiến độ. Theo đó, Đà Nẵng cũng được định vị là “Trung tâm phong cách sống và là cửa ngõ quốc tế; trung tâm dịch vụ cho miền Trung và Hành lang kinh tế Đông-Tây; là nút giao thông quan trọng trong mạng lưới sản xuất và logisstics toàn cầu”.
Về dự án GRDP, tư vấn đưa ra với 2 kịch bản tăng trưởng 9,1% và 12%; GRDP bình quân đầu người đề xuất đạt 8.700 USD vào năm 2030 và 25.300 USD vào năm 2045. Về cơ cấu kinh tế, bao gồm 4 cụm kết nối bởi công nghệ thông minh: Du lịch, công nghệ cao, logistics, kinh tế biển.
Về quy hoạch chung, đơn vị tư vấn cũng đã xác định tầm nhìn, mục tiêu, dự báo dân số, mô hình đô thị, cấu trúc đô thị và các nội dung ý tưởng về quy hoạch sân bay, cảng biển, đường sắt và nhà ga đường sắt, cấp nước, xử lý chất thải rắn cùng các hạ tầng kỹ thuật về cấp điện, xử lý nước thải.
Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng, ông Phan Đức Hải đề xuất đơn vị tư vấn đặt quan hệ liên kết vùng để hình thành không gian đô thị, thiết lập thị trường, đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ cấu phát triển kinh tế; Chủ tịch Hội Kiến trúc thành phố Tô Văn Hùng đề xuất tập trung quy hoạch và xây dựng phát triển đô thị Đà Nẵng trên trụ cột “thành phố sinh thái”; phát triển không gian đô thị có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu thiên tai. PGS, TS Bùi Quang Bình, giảng viên Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) phân tích việc định lượng phát triển quy mô dân số cần chú trọng yếu tố chất lượng dân số gắn với đào tạo phát triển nguồn nhân lực…
“Những nghiên cứu mà đơn vị tư vấn đưa ra đã đánh giá được những thách thức trong phát triển đô thị Đà Nẵng trong tương lai. Những thách thức đó là địa hình phức tạp, nhiều công trình xây dựng cũ, quỹ đất dự trữ phát triển đô thị thấp; giao thông đầu mối thiếu tính liên kết, cùng những thách thức về tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng…”, ông Đặng Việt Dũng chia sẻ. Qua đó, qua các thảo luận, đề xuất sẽ giúp đơn vị tư vấn tiếp tục hoàn thành đồ án là định vị kinh tế, kết nối đô thị, tầm nhìn và mục tiêu phát triển đô thị, quy mô phát triển dân số, mô hình lẫn cấu trúc đô thị và cơ sở hạ tầng đô thị.
Xác định về không gian đô thị với 3 vùng phát triển: ven biển, ven sông; vùng công viên cây xanh giữa đô thị và vùng đồi núi phía tây thành phố thì đơn vị tư vấn đưa ra ý tưởng phát triển cấu trúc đô thị theo hướng đường chân trời hình thành khu vực xây dựng thấp tầng ở phía đông, cao dần về phía tây; Về cơ sở hạ tầng có nhiều ý tưởng sáng tạo, táo bạo với việc xác định công trình đầu mối về phát triển cảng biển, sân bay, trục giao thông, cấp nước, xử lý chất thải, cấp điện, xử lý nước thải.
Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa đánh giá cao kết quả những nội dung nghiên cứu ban đầu của đơn vị tư vấn, các nội dung thể hiện qua đồ án điều chỉnh quy hoạch chung vận dụng linh hoạt nội dung Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã gắn kết nội dung thiết kế chiến lược phát triển kinh tế thành phố. Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, phát triển không gian đô thị Đà Nẵng không bó hẹp địa giới hành chính mà tập trung định hướng mở rộng không gian phát triển.
Theo UBND TP Đà Nẵng, thời gian đến đơn vị này sẽ tổ chức hội thảo thảo luận chuyên đề về quy hoạch cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển của thành phố.