Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Theo đó, Chương trình của tỉnh Đắk Lắk đưa ra mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk ngày một lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Đắk Lắk sẽ phát triển đội ngũ doanh nhân có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt của tỉnh.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.
Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”. |
Về tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Đắk Lắk phát triển đội ngũ doanh nhân có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu phát triển của địa phương và đất nước, thu nhập cao, có vị thế, uy tín trong khu vực và quốc tế. Phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp có thương hiệu của Việt Nam, khu vực và thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, giá trị toàn cầu.
Để thực hiện Chương trình xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân, Tỉnh uỷ Đắk Lắk đưa ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Trong đó, tỉnh Đắk Lắk sẽ nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện các mục tiêu phát triển của địa phương và đất nước. Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.
Bên cạnh đó, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển trong thời kỳ mới. Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển địa phương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ngoài ra, phát huy vai trò của các tổ chức đại diện cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân...