Ngồi ở đảo, bán hàng qua mạng từ Nam chí Bắc
Sau khi tốt nghiệp Đại học FPT, Thái Nghĩa (35 tuổi) làm kĩ sư phần mềm 7 năm ở TP. Hồ Chí Minh, vì muốn chăm sóc cha mẹ lúc về già nên ngoài ba mươi tuổi, anh mới kéo vợ về quê làm lại từ đầu.
Nhờ dàn loa 7-8 chiếc lớn nhỏ và 4G, ông Tiễn sống khỏe với nghề cho “thơ le”. |
Ngoài tiệm Internet và cửa hàng cố định, chuyên cung cấp các thiết bị âm thanh, kĩ thuật số cho người dân trên đảo, Nghĩa còn tạo các gian hàng điện tử trên các trang mua bán online nổi tiếng như Lazada, Sendo…, nhận đơn hàng rồi giao hàng từ Nam chí Bắc. Khách của Nghĩa, không chỉ có người dân Phú Quý mà có cả những nơi xa xôi như Sơn La, Lai Châu…
Với Nghĩa, trong thời đại cách mạng về công nghệ như hiện nay, việc bạn ở đâu, biên giới, hải đảo hay đất liền không quan trọng. Thậm chí ngay cả một hòn đảo tiền tiêu xa xôi như Phú Quý, khi mạng 3G (giờ là 4G) của Viettel đã phủ sóng rộng khắp, Internet siêu băng rộng có mặt trên chiếc smartphone theo bạn ở khắp mọi nơi, xoá nhoà mọi ranh giới địa lý. “Ở đâu, lúc nào, mình cũng có thể kiếm tiền được”, anh cho biết.
Nhờ internet, 3G, 4G, nhiều người dân Phú Quý khởi nghiệp thành công. |
Theo chia sẻ của Thái Nghĩa, hồi còn ở TP. Hồ Chí Minh, sau khi trừ chi phí ăn ở, hằng tháng vợ chồng anh chỉ để dành ra mấy triệu. Tuy nhiên, khi về quê làm ăn, tổng thu nhập hằng tháng 45- 50 triệu đồng, thời điểm cuối năm có khi lên tới 60- 70 triệu đồng/tháng. Hỏi về dự định sắp tới, Nghĩa cho biết, anh đang dự định sang năm, mở một siêu thị điện máy đầu tiên trên đảo Phú Quý.
Già nhưng vẫn “chịu chơi”
Người ta nói, già thì… ngại công nghệ, nhưng với ông Nguyễn Văn Tiễn (52 tuổi) thì khác. Sau khi nghỉ đi biển vì lí do sức khỏe, cách đây 2 năm, ông chuyển sang kinh doanh cho thuê loa di động karaoke nhờ các gói mobile Internet, đặc biệt là 3G (từ năm 2017 là 4G) của Viettel.
. |
Nhận thấy các dịch vụ vui chơi của người dân trên đảo còn nghèo nàn, khách du lịch ra đây chơi muốn thư giãn cũng ít lựa chọn, ông nắm bắt thời cơ và trở thành người cho cho “thơ le” di động đầu tiên và cũng là duy nhất trên đảo (“thơ le” từ địa phương có nghĩa là thuê loa - PV). Ngoài việc tự quảng cáo trên Đài Phát thanh – Truyền hình của huyện, ông còn kết nối với hệ thống nhà nghỉ, nhà trọ, homestay trên đảo để giới thiệu về dịch vụ của mình.
Để kinh doanh mô hình này rất đơn giản. Nhờ kho nhạc khổng lồ, đa thể loại, phong cách, có sẵn trên mạng, chỉ cần một chiếc smartphone cắm vào loa, ai cũng có thể trở thành “ca sĩ”. Hễ có khách gọi, ông kéo loa đi đến địa điểm, đồng thời hướng dẫn khách sử dụng bằng vài thao tác, thế là xong.
Ông Tiễn sở hữu dàn loa lớn nhỏ gồm 7-8 chiếc. Giá cho thuê mỗi giờ là 30.000 đồng với loa nhỏ và 50.000 đồng với loa lớn. Khách thường chuộng loa lớn vì âm thanh nghe “phê hơn”, hát cũng “đã hơn”. Vào mùa cao điểm hay những dịp lễ, Tết, ông bỏ túi 500.000 – 600.000 đồng/ngày là chuyện bình thường. Ông bảo, với mức sống trên đảo, số tiền kiếm được từ nghề cho thuê loa này khá thoải mái.
Trong thời đại cách mạng 4.0, tại huyện đảo tiền tiêu xa xôi như Phú Quý, người dân giờ đây không nhất thiết phải bám biển như trước. Họ có thể “bám” mạng 3G hay 4G Viettel để kiếm sống và những người như Thái Nghĩa, ông Tiễn “thơ le” là những câu chuyện điển hình.
Đặc biệt, ông Tiễn “thơ le” là một ví dụ điển hình của cách mạng 4.0 mà như Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhận xét là “một cuộc cách mạng về phát hiện nhu cầu chứ không phải là một cuộc cách mạng về công nghệ”. Bởi ông Tiễn đâu cần phải hiểu các kiến thức công nghệ gì cao siêu và tuổi cũng không còn trẻ để học nhiều thứ.
Thế nhưng người đàn ông hơn 50 tuổi này đã phát hiện ra “nhu cầu được hát karaoke ở mọi nơi, với bài hát mình yêu thích”. Ông chỉ cần dựa vào chiếc smartphone kết nối 3G (nay là 4G) của Viettel cùng chiếc loa thùng là có thể khởi nghiệp.