Thông tư áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông từ trung ương đến địa phương, gồm:
Các cơ quan, tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
Các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
Các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
Thông tư nêu rõ danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thông tin và Truyền thông bao gồm:
1- Chuyên ngành quản lý báo chí: Chuyên viên cao cấp về quản lý báo chí; Chuyên viên chính về quản lý báo chí; Chuyên viên về quản lý báo chí.
2- Chuyên ngành quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử: Chuyên viên cao cấp về quản lý phát thanh, truyền hình; Chuyên viên chính về quản lý phát thanh, truyền hình; Chuyên viên về quản lý phát thanh, truyền hình; Chuyên viên cao cấp về quản lý thông tin điện tử; Chuyên viên chính về quản lý thông tin điện tử; Chuyên viên về quản lý thông tin điện tử.
3- Chuyên ngành quản lý thông tin đối ngoại: Chuyên viên cao cấp về quản lý thông tin đối ngoại; Chuyên viên chính về quản lý thông tin đối ngoại; Chuyên viên về quản lý thông tin đối ngoại.
4- Chuyên ngành quản lý thông tin cơ sở: Chuyên viên cao cấp về quản lý thông tin cơ sở; Chuyên viên chính về quản lý thông tin cơ sở; Chuyên viên về quản lý thông tin cơ sở.
5- Chuyên ngành quản lý xuất bản, in và phát hành: Chuyên viên cao cấp về quản lý xuất bản; Chuyên viên chính về quản lý xuất bản; Chuyên viên về quản lý xuất bản; Chuyên viên chính về quản lý in; Chuyên viên về quản lý in; Chuyên viên chính về quản lý phát hành; Chuyên viên về quản lý phát hành.
6- Chuyên ngành quản lý bưu chính: Chuyên viên cao cấp về quản lý bưu chính; Chuyên viên chính về quản lý bưu chính; Chuyên viên về quản lý bưu chính; Chuyên viên cao cấp quản lý mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (KT1); Chuyên viên chính quản lý mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (KT1); Chuyên viên quản lý mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (KT1); Nhân viên khai thác bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (KT1); Nhân viên vận chuyển bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (KT1).
7- Chuyên ngành quản lý viễn thông: Chuyên viên cao cấp về quản lý viễn thông; Chuyên viên chính về quản lý viễn thông; Chuyên viên về quản lý viễn thông; Nhân viên khai thác mạng viễn thông phục vụ cơ quan Đảng và Nhà nước; Nhân viên vận hành, sửa chữa mạng viễn thông phục vụ cơ quan Đảng và Nhà nước; Nhân viên trực trạm vệ tinh.
8- Chuyên ngành quản lý tần số vô tuyến điện: Chuyên viên cao cấp về quản lý tần số vô tuyến điện; Chuyên viên chính về quản lý tần số vô tuyến điện; Chuyên viên về quản lý tần số vô tuyến điện.
9- Chuyên ngành quản lý công nghệ thông tin (bao gồm: công nghiệp công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số): Chuyên viên cao cấp về quản lý công nghệ thông tin; Chuyên viên chính về quản lý công nghệ thông tin; Chuyên viên về quản lý công nghệ thông tin.
10- Chuyên ngành quản lý giao dịch điện tử: Chuyên viên cao cấp về quản lý giao dịch điện tử; Chuyên viên chính về quản lý giao dịch điện tử; Chuyên viên về quản lý giao dịch điện tử.
11- Chuyên ngành an toàn thông tin mạng: Chuyên viên cao cấp về quản lý an toàn thông tin mạng; Chuyên viên chính về quản lý an toàn thông tin mạng; Chuyên viên về quản lý an toàn thông tin mạng; Chuyên viên cao cấp bảo mật hệ thống thông tin phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước; Chuyên viên chính bảo mật hệ thống thông tin phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước; Chuyên viên chính bảo mật hệ thống thông tin phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2023.