Ông là chủ tịch tập đoàn truyền thông du lịch và giải trí mang tên Skyboard; đồng sáng lập Welcome City Lab, chương trình đổi mới du lịch cùng các đối tác như Air France, Paris Aeroport, Amadeus với sự hỗ trợ của thành phố Paris, BpiFrance, văn phòng du lịch và nhiều tổ chức uy tín khác.
Ông cũng sáng lập diễn đàn mang tên T3 Business Forum, chuyên giới thiệu các startup trong lĩnh vực du lịch, vận tải và công nghệ. Ông đại diện cho một số tập đoàn giữ quỹ đầu tư cho các startup chuyên về du lịch ở Pháp. Ngoài ra, Pascal còn là giảng viên về sáng tạo trong kinh doanh tại Đại học danh tiếng Sorbonne.
Vị doanh nhân này dự định đầu tư vào thị trường Việt Nam. Ông chia sẻ kinh nghiệm để startup Việt vươn ra thị trường nước ngoài.
Ông đánh giá thế nào về các startup tại Việt Nam hiện nay?
Sắp tới doanh nhân Pascal Phạm sẽ đầu tư vào thị trường Việt Nam với bước đầu là Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam VIISA. |
Lý do đầu tiên đánh thức tôi về thị trường tiềm năng này chính là sự có mặt ngày càng nhiều và có tiếng nói của người Việt Nam tại thung lũng Silicon và châu Âu. Điều đó cho thấy chúng ta đang sống ở một thế giới toàn cầu hóa. Điển hình tại Pháp có một người Việt là đồng sáng lập ứng dụng Sparrow được Google mua lại với giá 25 triệu USD. Chúng ta cần kết nối để thành công, từ châu Âu đến Mỹ hay từ Mỹ đến Đông Nam Á.
Lý do thứ hai là đội ngũ chuyên gia về máy tính tại Việt Nam có nền tảng rất tốt. Tại đây có một nền văn hóa quốc tế mạnh và là địa hạt rất thú vị để tôi khám phá và thử nghiệm.
Những dự án startup nào tại Việt Nam gây ấn tượng với ông nhất?
Tôi đã nghiên cứu về Việt Nam và ban đầu thực sự ấn tượng với VIISA, Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam. Đây là nơi giúp tôi có cơ hội vạch ra những bước đi đầu tiên cho một hệ sinh thái đổi mới, việc mà tôi đã từng làm với vườn ươm khởi nghiệp cách đây vài năm tại châu Âu.
Tôi quan tâm lĩnh vực du lịch, bởi đó là DNA của vườn ươm startup của chúng tôi tại Paris.
Vì sao ông quyết định đầu tư vào Việt Nam?
Văn hóa nội tại là không thay đổi. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm chính là các cơ hội trở nên tốt hơn so với những rủi ro trong kinh doanh. Các bạn trẻ giờ đây cũng tiếp cận rất nhiều kỹ năng cần thiết. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam nằm trong khu vực đang phát triển. Khao khát thành công và vươn ra biển lớn là có thể thấy rõ ở các tập đoàn lớn với việc bước ra thị trường thế giới. FPT là một điển hình như thế.
Theo ông, để gọi vốn thành công, startup cần hội tụ những yếu tố nào?
Đó là sự cân bằng trong đội ngũ với những người thật sự giỏi trong lĩnh vực tiếp thị và có những kỹ sư xuất sắc. Ví dụ có thể thấy rõ ở Israel khi họ có tầm nhìn quốc tế ngay từ những bước khởi đầu.
Để vươn xa ra thị trường thế giới, startup Việt cần phải có một mô hình kinh tế thử nghiệm và hiệu quả, phá vỡ khuôn mẫu sẵn có và tận dụng nguồn lực cũng như công nghệ.
Với kinh nghiệm nhiều năm tại châu Âu, theo ông đâu là cơ hội dành cho startup Việt tại thị trường này?
Mục tiêu của tân tổng thống Pháp là cùng thủ tướng Đức tạo nên nguồn quỹ khổng lồ không giới hạn dành cho các startup. Startup Việt có thể hưởng lợi từ việc này.
Đông Nam Á thu hút của quốc tế bởi những câu chuyện thành công trong lĩnh vực công nghệ mới. Trong đó, FPT đã cho thấy bước đi ấy trong rất nhiều năm.
Với một thế giới luôn đổi mới, Việt Nam có thể thành người dẫn đầu trong những cuộc tìm kiếm mới mẻ ấy. Trong đó, mạng lưới sẽ trở thành một thứ tài sản vô giá. Và tôi rất sẵn lòng mang những mối quan hệ và mạng lưới của mình tại thị trường châu Âu đến Việt Nam.