ABBANK trình cổ đông thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và chuyển trụ sở chính ra Hà Nội. |
Mục tiêu lợi nhuận 1.220 tỷ đồng
Định hướng hoạt động của ABBANK trong năm 2019 với các chỉ tiêu kinh doanh chính: Tổng tài sản đạt 105.720 tỷ đồng (tăng 17% so với năm 2018); Huy động thị trường một đạt 82.609 tỷ đồng (tăng 28%);.
Dư nợ tín dụng thị trường một dự kiến đến cuối năm đạt 61.323 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.220 tỷ đồng (tăng 35%).
Tỷ suất ROE mục tiêu tăng lên 15.7% từ mức 13,9% của năm 2018- Tổng thu nhập tăng 1.151.1 tỷ (tương đương tăng 40%) bao gồm: Thu nhập thuần từ lãi tăng 1.118.7 tỷ đồng (tương đương tăng 56%); Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 132,3 tỷ đồng (tương đương tăng 39%; Thu nhập khác giảm 99,9 tỷ đồng (tương đương giảm 18%).
Tiếp tục thực hiện tầm nhìn và các định hướng chiến lược đến 2020 của ABBANK cho biết, tập trung vào phát triển kinh doanh bán lẻ; Gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập, bao gồm: thu từ dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ khác như định giá tài sản, tư vấn và hợp tác bảo hiểm;
Cải thiện chỉ tiêu ROE theo hướng tiếp cận gần với top 5 nhóm các ngân hàng TMCP tư doanh; Xây dựng môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp.
Năm 2019, ABBANK dự kiến xin cấp phép mở mới 3 chi nhánh (tại Lào Cai, Bắc Giang, Đắk Lắk) và 5 phòng giao dịch. 3. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu ABBANK.
Về xử lý nợ, mục tiêu của ABBANK trong năm nay thu hồi và xử lý được 816,9 tỷ đồng và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu chính thức ở mức dưới 3% tổng dư nợ theo quy định của NHNN.
Niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE
Trả lời câu hỏi của cổ đông khi nào sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán để nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu, ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch HĐQT ABBANK cho biết, sẽ đăng ký phát hành tại Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và thực hiện phân phối cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông.
Ngay sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phiếu chia cổ tức, ABBANK sẽ tiến hành chốt danh sách cổ đông để lưu ký tập trung toàn bộ cổ phiếu tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và nộp hồ sơ niêm yết cho Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Căn cứ vào kết quả kinh doanh 2018, HĐQT ABBANK dự kiến trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận như sau: Lợi nhuận sau thuế của 2018 có thể phân phối và trích lập có thể phân phối và trích lập các quỹ là 764,7 tỷ đồng.
Tổng quỹ phải chia là 140,7 tỷ đồng, trong đó quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng được trích với các tỷ lệ tương ứng là 5,00%, 10,00%, 3,40% lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận còn lại của ABBANK năm 2018 là 624 tỷ đồng, lợi nhuận còn lại của các năm trước 397,4 tỷ đồng (trong đó phần lợi nhuận để lại chưa phân phối để phát hành cổ phiếu chia cổ tức 2017 cho cổ đông là 393,6 tỷ đồng).
Tổng lợi nhuận còn lại của ABBANK chưa phân phối: 1.021,4 tỷ đồngViệc giữ lại lợi nhuận sau thuế của ABBANK nhằm mục đích tích lũy vốn nhằm tăng cường năng lực tài chính, đáp ứng yêu cầu tuân thủ quy định của NHNN và nhu cầu phát triển của ngân hàng trong những năm tới.
Vì vậy, tại đại hội lần này, HĐQT đã đề xuất giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thế còn lại để tăng vốn điều lệ trong thời gian tới.
ABBANK sẽ đặt trụ sở chính tại Hà Nội
Một trong những nội dung quan trọng cũng được ABBANK đưa ra thảo luận tại Đại hội là kế hoạch chuyển trụ sở chính của ABBANK từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu về quản trị, vận hành, cũng như kế hoạch mở rộng kinh doanh, kế hoạch tăng trưởng của Ngân hàng cho các năm tiếp theo.
Theo đó, việc chuyển địa điểm trụ sở chính ra Hà Nội sẽ không làm xáo trộn kinh doanh, vận hành, mà sẽ giúp cho việc quản trị điều hành của ABBANK được thuận lợi, tăng cường sự chủ động và tiết kiệm thời gian tương tác.
Mục đích của việc chuyển trụ sở này theo ABBANK, Hà Nội là trung tâm chính trị, tài chính, kinh tế của cả nước và là nơi hội tụ nhiều tổ chức tài chính, kinh tế hàng đầu trong và ngoài nước. Hiện nay, trong số 32 ngân hàng TMCP Việt Nam, có 17 ngân hàng đặt trụ sở chính tại Hà Nội, 11 ngân hàng đặt trụ sở chính tại TP.HCM .
Việc đặt trụ sở tại Hà Nội sẽ giúp ABBANK tiếp cận với các cơ hội phát triển và nâng cao vị thế của ABBANK tại Hà Nội và khu vực phía Bắc, phát triển cân bằng giữa hai miền, thực hiện tốt hơn nữa chiến lược kinh doanh.
Theo định hướng kế hoạch trong thời gian tới, ABBANK dự kiến mở thêm một số chi nhánh, điểm giao dịch mới tại các tỉnh phía Bắc. Vì vậy, việc chuyển trụ sở ra Hà Nội cũng thuận tiện hơn trong việc hỗ trợ các đơn vị kinh doanh khai thác thị trường này.
Mặt khác, theo ông Phạm Duy Hiếu, Tổng giám đốc ABBANK, việc chuyển trụ sở cũng nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ngồi (hiện trụ sở chính tại TP.HCM mới chỉ đáp ứng 80% nhu cầu chỗ ngồi, một số đơn vị phải thuê chỗ ngồi bên ngoài trụ sở) cũng như nhu cầu phát triển nhân sự cho các năm tiếp theo.
Trong thời gian tới, các chỉ tiêu kinh doanh hàng năm tăng trưởng 20-30% thì quy mô nhân sự tại trụ sở chính sẽ tăng lên. Một số mảng kinh doanh cần có một không gian chuyên biệt.
Đồng thời, hầu hết các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban điều hành và phần lớn đội ngũ lãnh đạo cấp Khối hiện đang làm việc tại Hà Nội. Do đó, ABBANK cần có trụ sở mới đủ rộng để không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà phải đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trong thời gian tới.
Việc chuyển trụ sở được ABBANK cho biết, sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, hoạt động kinh doanh và cơ cấu nhân sự của ABBANK.
Kết quả kinh doanh 2018
Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của ABBANK đạt 900,8 tỷ đồng (tương đương đạt 149% so với 2017). Tổng tài sản đạt 90.237 tỷ đồng (đạt 107% so với 2017); Huy động đạt 67.972 tỷ đồng (đạt 109% so với 2017).
Đặc biệt, cơ cấu kinh doanh ghi nhận sự dịch chuyển rõ theo định hướng bán lẻ của Ngân hàng thông qua sự tăng trưởng mạnh về phí dịch vụ, lãi thuần từ dịch vụ đạt 337 tỷ đồng (tương ứng đạt 194,3% so với 2017), đóng góp tới 37,4% trong tổng lợi nhuận trước thuế 2018 của ABBANK, tăng từ mức 28,7% của năm 2017.
Bên cạnh một số chỉ tiêu có sự tăng trưởng nổi bật, các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu khác của ABBANK vẫn giữ được sự ổn định, đảm bảo tính thanh khoản: Dư nợ đạt 54.885 tỷ đồng; cho vay Khách hàng cá nhân đạt 22.507 tỷ đồng (đạt 114,5% so với năm 2017), cho vay SMEs đạt 9.826 tỷ đồng (đạt 106,3% so với 2017).
Năm 2018, chất lượng tín dụng tiếp tục được ABBANK chú trọng với định hướng “phát triển gắn với bền vững, hiệu quả”. Không chỉ đẩy mạnh mảng thu từ phí dịch vụ, các khoản vay tại ABBANK cũng được thẩm định và tăng cường giám sát chặt chẽ.
Nợ xấu tiếp tục được kiểm soát tốt dưới 3% theo quy định của NHNN, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng giảm hơn 34% so với 2017.2. Mạng lưới khách hàng.
Đến 31/12/2018, tổng số điểm giao dịch của Ngân hàng là 165 điểm, với số lượng khách hàng cá nhân là 863.248 (tăng 13% so với năm 2017), khách hàng SME là: 24.565 (tăng 13% so với năm 2017), khách hàng doanh nghiệp là 2.845 (tăng 3,8% so với năm 2017).
Kết quả hoạt động kinh doanh ABBANK 20181. Các chỉ số kinh doanh chủ yếu của ABBANK- Lợi nhuận trước thuế: 900,8 tỷ đồng- Tổng tài sản đạt: 90.237 tỷ đồng- Huy động đạt 67.927 tỷ đồng.