VCSC duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với PVD
Không có chi tiết về hợp đồng khoan dầu hiện tại, nhưng dự án này có thể cần một giàn khoan nửa chìm nửa nổi (semi-submersible) từ cuối năm 2020. PVD hiện tại chỉ có 4 giàn khoan tự nâng (JU) và 1 giàn tiếp trợ khoan (TAD).
Do đó, công ty sẽ cần đầu tư 1 giàn khoan nửa chìm nửa nổi (semi-submersible) nếu muốn có hợp đồng khoan từ dự án này.
Chúng tôi cho là khó khả thi đối với PVD trong bối cảnh tình hình tài chính hiện tại. Chúng tôi duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với PVD cho đến khi có diễn biến mới.
Trong tuần này, cổ phiếu PVD tăng trong cả 5 phiên, trong đó 1 phiên tăng trần vào ngày 1/8 và phiên tăng mạnh cuối tuần (0,8%; 0,8%; 6,1%; 1,1%; 6,4%).
Thanh khoản khớp lệnh bùng nổ, phiên tăng trần gần 7 triệu đơn vị, phiên thấp nhất cũng có 1,3 triệu đơn vị.
Chốt tuần, PVD tăng từ 12.950 đồng lên 15.000 đồng/cổ phiếu, tương đương +15,83%.
BSC: Cần chờ thời gian để DXG tích lũy dưới vùng giá 28.000 đồng
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Giảm trung hạn
- Chỉ báo xu hướng MACD: Dưới mức 0
- Chỉ báo RSI: Phân kỳ dương
- Khối lượng giao dịch tăng 20% so với trung bình 20 phiên giao dịch
Nhận định: Sau 2 phiên cạn nguồn cung với khối lượng giao dịch thấp, DXG đã bùng nổ vào phiên cuối tuần với khối lượng và giá tăng mạnh.
Sức mạnh của cổ phiếu ngoài ra còn thể hiện ở khoảng trống khá lớn được tạo ra chứng tỏ lực cầu và nhiều và dứt khoát.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chờ thêm một thời gian để cổ phiếu tích lũy dưới vùng giá 28.000 đồng và vượt thoát để mở vị thế do ngưỡng kháng cự này rất mạnh.
Trong tuần này, cổ phiếu DXG có 2 phiên tăng (0,4%; 0,8%) và 3 phiên giảm (-1,9%; -0,8%; -0,4%). Thanh khoản khớp lệnh duy trì trung bình từ hơn 2 triệu đến 4 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, DXG giảm từ 26.400 đồng xuống 25.900 đồng, tương đương -1,89%.
MBS khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu LHG
Với lợi thế từ yếu tố nội tại hấp dẫn hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành về hiệu quả hoạt động kinh doanh, định giá thấp hơn so với bình quân ngành và mức cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm 15%, chúng tôi dự phóng cho năm 2018 với doanh thu thuần của LHG đạt 451 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 163,6 tỷ đồng, EPS 2018 đạt 3.272 đồng/cổ phiếu.
Chúng tôi khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu LHG của CTCP Long Hậu, với giá mục tiêu 23.558 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá 30% so với ngày 16/7.
Trong tuần này, cổ phiếu LHG có 2 phiên tăng ngày đầu tuần và cuối tuần (1,4%; 0,8%), và 3 phiên giảm xen giữa (-0,5%; -1,3%; -0,8%). Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 200.000 đơn vị/phiên.
Chốt tuần, LHG giảm nhẹ từ 18.400 đồng xuống 18.300 đồng/cổ phiếu.
MBS khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu PHR
Lợi nhuận từ 2018 của PHR sẽ tăng mạnh từ nguồn thanh lý cây và đền bù, chúng tôi dự phóng năm 2018 PHR đạt doanh thu 1.530 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ không bao gồm phần đền bù KCN là 439 tỷ đồng. EPS 2018 ước đạt 3.242 đồng
Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu PHR, với giá mục tiêu 25.000 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá 14% so với ngày 27/7/2028, mức giá này không bao gồm phần đền bù khu công nghiệp.
Trong tuần này, cổ phiếu PHR có phiên tăng trần đầu tuần (6,8%), và tăng tiếp 6% trong phiên tiếp theo, trước khi điều chỉnh giảm 2 phiên sau (-3,2%; -2,1%), và phục hồi trong phiên cuối tuần (0,9%).
Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất hơn 870.000 đơn vị, phiên thấp nhất hơn 230.000 đơn vị.
Chốt tuần, PHR tăng từ 21.900 đồng lên 23.700 đồng/cổ phiếu, tương đương +8,21%.
VCSC giữ khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho PVS
Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS) đã công bố KQKD 6 tháng 2018, với doanh thu đi HOLD ngang và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 42,9% YoY do lỗ từ mảng Khảo sát Địa chấn do lượng công việc thấp và giá thuê ngày các kho nổi (FSO/FPSO) thấp hơn, của FPSO Lam Sơn và FSO Biển Đông.
Doanh thu và LN gộp 6 tháng 2018 hoàn thành 71,3% và 51,6% dự báo tương ứng của chúng tôi.
Diễn biến này tương ứng với kết quả LNST sau lợi ích CĐTS kém tích cực chỉ đạt 69 tỷ đồng (-77,6% YoY). Dù vậy, dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt chưa đóng góp đáng kể trong 6 tháng 2018, nhưng sẽ bắt đầu đóng góp trong nửa cuối năm 2018.
Do đó, những kết quả này phần lớn phù hợp với dự báo của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể đến dự báo lợi nhuận và khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG của chúng tôi.
Mảng Cơ khí Dầu khí (M&C) có diễn biến thấp trong quý 2 như kỳ vọng. Mảng M&C gần như không ghi nhận lợi nhuận trong quý 2 được chúng tôi cho rằng là do không còn ghi nhận doanh thu từ các dự án có biên LN cao ở ngoài khơi, nhưng ghi nhận từ nhiều dự án trên đất liền.
Lỗ từ mảng Khảo sát Địa chấn & ROV và giảm trong các mảng khác là phù hợp dự báo.
Mảng Khảo sát Địa chấn & ROV ghi nhận khoản lỗ gộp 256 tỷ đồng do gần như không có việc làm trong 6 tháng 2018, là nằm trong dự báo của chúng tôi.
Trong khi đó, Mảng Tàu tiếp trợ khoan (OSV) và Vận hành & Bảo dưỡng (O&M) giảm với lợi nhuận gộp giảm lần lượt 28,3% YoY và 51,1% YoY. Mảng Căn cứ cảng vẫn duy trì ổn định với LN gộp chỉ giảm 10,4%.
Trong tuần này, cổ phiếu PVS chỉ có 1 phiên giảm duy nhất vào 31/7 (-1,2%), còn lại 4 phiên đều tăng (3%; 3,5%; 2,8%; 3,3%).
Thanh khoản khớp lệnh thuộc top cao nhất HNX, đặc biệt 3 phiên cuối tuần trên dưới 10 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, PVS tăng từ 16.800 đồng lên 18.900 đồng/cổ phiếu, tương đương +12,5%.
VCSC giữ khuyến nghị MUA đối với PVT
Tổng CTCP Vận tải Dầu khí đã công bố KQKD tích cực cho năm 2018, với doanh thu tăng 25,1% YoY và LNST sau lợi ích CĐTS tăng mạnh 104,8% YoY.
KQKD tích cực đến từ:
1) Diễn biến vận chuyển dầu thô khả quan khi nhà máy Dung Quất không còn bảo trì trong 6 tháng 2018;
2) Mảng Kho nổi (FSO) mạnh mẽ nhờ giá thuê ngày của FSO Đại Hùng
3) LN ngoài HĐKD từ thanh lý tàu chở dầu thô Hercules 78 tỷ đồng.
LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo và cốt lõi trong 6 tháng 2018 hoàn thành 58,1% và 46,9% dự báo cả năm của chúng tôi, và phần lớn phù hợp với dự báo của chúng tôi.
Chúng tôi cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể nào trong dự báo lợi nhuận và khuyến nghị MUA của chúng tôi.
LN gộp mảng Vận tải tăng 15,8% từ mức thấp. Sản lượng vận tải dầu thô trong 6 tháng 2018 tăng 20,2% YoY trong 6 tháng 2017 khi BSR thực hiện bảo trì lớn 27 ngày.
Trong khi đó, biên LN gộp mảng Vận tải giảm nhẹ 0,6 điểm %, được chúng tôi cho rằng đến từ giá thuê thấp hơn cho tàu chở sản phẩm dầu thô khi làm việc ở nước ngoài. Biên lợi nhuận mảng vận tải thấp hơn kỳ vọng.
Giá thuê ngày FSO Đại Hùng tăng thúc đẩy lợi nhuận mảng Kho nổi. Giá thuê ngày được điều chỉnh tăng từ 46.000 USD/ngày lên 56.000 USD/ngày, dẫn đến mức tăng của lợi nhuận gộp màng Kho dầu thô nổi.
LN gộp của mảng FSO, thương mại & khác hoàn thành 64,1% dự báo cả năm của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này và điều chỉnh dự báo tương ứng.
Trong tuần này, cổ phiếu PVT có 2 phiên tăng đầu tuần và cuối tuần (3,3%; 3,3%), 1 phiên đứng tham chiếu và 2 phiên giảm (-1,5%; -1,5%). Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 150.000 đơn vị/phiên.
Chốt tuần, PVT tăng từ 16.600 đồng lên 17.200 đồng/cổ phiếu, tương đương +3,61%.
VCSC nâng khuyến nghị lên MUA đối với cổ phiếu DPM
Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu dành cho Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) thêm 11% và nâng khuyến nghị lên MUA với triển vọng lợi nhuận cải thiện, cổ tức bằng tiền mặt được điều chỉnh từ 1.000 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 5,6%) lên 1.500 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 8,4%) và việc bãi bỏ mức chiết khấu 10% đối với công ty liên kết PVTex, dù tỷ lệ chiết khấu cao hơn.
EPS 2018 dự báo sẽ giảm 7,9% so với năm 2017 do biên lợi nhuận mảng u-rê giảm do chi phí khí đầu vào tăng và nhà máy NH3-NPK lỗ nhẹ. Lý do chúng tôi điều chỉnh tăng so với báo cáo trước là công ty tích cực cắt giảm chi phí trong 6 tháng đầu năm.
Chúng tôi dự báo EPS 2018-2022 sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm 12,3% nhờ giá u-rê phục hồi và nhà máy NH3-NPK hoạt động ổn định.
Yếu tố hỗ trợ: Lợi nhuận từ nhà máy NPK cao hơn, điều chỉnh luật thuế GTGT, nhà nước thoái vốn.
Rủi ro: Cước phí vận chuyển khí tăng từ năm 2021 trở đi.
Trong tuần này, cổ phiếu DPM có 2 phiên liên tiếp tăng từ đầu tuần (1,7%; 1,9%), và giảm trong 3 phiên còn lại (-1,4%; -0,3%; -0,6%).
Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất gần 1 triệu đơn vị, phiên thấp nhất có hơn 330.000 đơn vị.
Chốt tuần, DPM tăng từ 17.800 đồng lên 18.050 đồng/cổ phiếu, tương đương +1,4%.
BSC: HVN sẽ cần thêm thời gian tích lũy trên vùng 36.000 đồng
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tích lũy ngắn và trung hạn.
- Chỉ báo xu hướng MACD: Trên mức 0
- Chỉ báo RSI: Phân kỳ dương
- Khối lượng giao dịch tăng 170% so với trung bình 20 phiên giao dịch
Nhận định: HVN có một tuần tích lũy trong biên độ hẹp về giá và khối lượng đã tăng mạnh bứt phá với khối lượng lớn.
Phiên hôm nay tiếp tục là một phiên tăng điểm tốt tuy nhiên đối với cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn gần tương đương với phiên bứt phá, tỷ lệ vượt qua các ngưỡng cản phía trên không cao.
Ngoài ra, vùng phía trên có thời gian dài cùng biến động mạnh thể hiện đây là vùng kháng cự mạnh.
HVN sẽ cần thêm thời gian tích lũy trên vùng 36.000 đồng để các đường MA ổn định lại và xác nhận xu hướng tăng trong thời gian tới.
Trong tuần này, cổ phiếu HVN chỉ có 1 phiên giảm vào ngày 31/7 (-2,7%), còn lại 4 phiên tăng (8,6%; 3%; 4%; 1,3%). Thanh khoản duy trì từ hơn 700.000 đến 1,4 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, HVN tăng từ 34.400 đồng lên 38.400 đồng/cổ phiếu, tương đương +11,62%.
VCSC giữ khuyến nghị MUA dành cho FPT
Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA dành cho CTCP FPT (FPT) với tổng mức sinh lời 51%. FPT đang giao dịch ở định giá rất hấp dẫn với PEG thường xuyên 3 năm chỉ 0,5 lần và lợi suất cổ tức 4,6%.
LNST 6 tháng đầu năm 2018 tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ các mảng trụ cột: Xuất khẩu Phần mềm, Viễn thông và Giáo dục.
Chúng tôi dự báo lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm sẽ tăng tốc, qua đó tăng trưởng LNST thường xuyên cả năm sẽ đạt 26%, phần lớn nhờ giảm đóng góp vào Quỹ Dịch vụ Viễn thông Công ích Việt Nam.
Chúng tôi dự báo LNST thường xuyên của FPT giai đoạn 2018-2022 sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm là 21% nhờ 3 mảng nói trên, dự kiến sẽ chiếm đến 80% LNST năm 2022, từ 62% năm 2017.
Yếu tố hỗ trợ: tiếp tục thực hiện thành công các thương vụ M&A trong mảng Xuất khẩu Phần mềm, lợi nhuận tiềm năng nếu thoái vốn cổ phần thiểu số tại Ngân hàng Tiên Phong (TPB).
Rủi ro: Số lượng kỹ sư phần mềm không đáp ứng đủ lượng công việc, hợp tác với Intellinet không hiệu quả, cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thông, từ cả các đối thủ băng thông cố định lẫn băng thông rộng di động.
Trong tuần này, cổ phiếu FPT chỉ có 1 phiên tăng (1,7%), 3 phiên giảm (-1,2%; -1,9%; -0,2%), và 1 phiên đứng tham chiếu đầu tuần.
Thanh khoản phiên cao nhất có 2,4 triệu đơn vị khớp lệnh, phiên thấp nhất hơn 700.000 đơn vị.
Chốt tuần, FPT giảm từ 43.300 đồng xuống 42.600 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,61%.
ACBS kặp lại khuyến nghị MUA cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 34.713 đồng
Do NLG có số dư tiền mặt lên đến 2.600 tỷ đồng, việc chuyển nhượng dự án Waterpoint tăng từ 52ha lên 165ha và duy trì chiến lược tập trung vào phân khúc vừa túi tiền, nên chúng tôi lặp lại khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 34.713 đồng/cổ phiếu, sử dụng phương pháp định giá RNAW.
Trong tuần này, cổ phiếu NLG chỉ có 1 phiên tăng vào ngày 31/7 (3%), còn lại 4 phiên đều giảm (-0,7%; -0,3%; -0,7%; -1,5%). Thanh khoản trên dưới 300.000 đơn vị/phiên.
Chốt tuần, NLG giảm nhẹ từ mức 29.900 đồng xuống 29.850 đồng/cổ phiếu.
MBS duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu QNS
Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi, với giá mục tiêu 53.200 đồng/cổ phiếu (tương đương mới mức P/E forward năm 2018 khoảng 15 lần), tăng 33,67% so với mức giá 39.800 đồng ngày 30/07/2018.
Doanh thu thuần và LNST năm 2018 dự kiến đạt tương ứng 7.296 tỷ đồng và 1.058 tỷ đồng.
Việc tăng công suất và đa dạng hóa danh mục sản phẩm sữa đậu nành cùng với việc tăng nguồn thu từ phát điện sinh khối sẽ là tiền đề để doanh nghiệp cải thiện kết quả kinh doanh và nâng cao vị thế của mình trên thị trường, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và biến động khó khăn từ thị trường đường.
Trong tuần này, cổ phiếu QNS có 2 phiên tăng liên tiếp từ đầu tuần (1,3%; 0,8%), sau đó điều chỉnh giảm trong 3 phiên còn lại (-1,7%; -1,2%; -0,5%). Thanh khoản trên dưới 150.000 đơn vị/phiên.
Chốt tuần, QNS tăng nhẹ từ 39.300 đồng lên 39.600 đồng/cổ phiếu.
BSC khuyến nghị mua PLX với giá nhỏ hơn 61.000 đồng
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Hồi phục ngắn hạn và tích lũy trung hạn.
- Chỉ báo xu hướng MACD: Tiến đến mức 0.
- Chỉ báo RSI: Phân kỳ dương.
- Khối lượng giao dịch tăng 220% so với trung bình 20 phiên giao dịch.
Nhận định: PLX sau khi điều chỉnh hết chu kỳ đã tìm được đáy sớm nhất và liên tục kiểm tra vùng giá 55.000 đồng và đã thành công.
Tích lũy cạn kiệt từ đầu tháng 7, PLX đã bùng nổ lần đầu tiên vào phiên 18/7/2018 sau đó tiếp tục siết chặt để kiểm tra nguồn cung cổ phiếu trên thị trường và bùng nổ vào phiên hôm nay.
BSC khuyến nghị mua PLX với giá nhỏ hơn 61.000 đồng vào phiên ngày mai, với mức cắt lỗ tại giá 55.000 đồng và chốt lãi tại 70.000 đồng/cổ phiếu.
Trong tuần này, cổ phiếu PLX giao dịch tích cực, khi tăng trong cả 5 phiên (2,3%; 4,3%; 1,3%; 0,7%; 1,5%). Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 600.000 đến 1,5 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, PLX tăng từ 56.700 đồng lên 62.600 đồng/cổ phiếu, tương đương +10,4%.
VCSC khuyến nghị MUA HPG với giá mục tiêu 52.900 đồng
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã công bố KQKD quý 2/2018, với doanh thu thuần tăng 34% so với quý 2/2017 đạt 14,3 nghìn tỷ đồng, trong khi LNST sau lợi ích CĐTS tăng 43% lên 2,2 nghìn tỷ đồng.
Với kết quả này, doanh thu thuần lũy kế 6 tháng 2018 đạt 27,3 nghìn tỷ đồng (+31% so với cùng kỳ) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 4,4 nghìn tỷ đồng (+27%). KQKD tích cực này chủ yếu được dẫn dắt bởi sản lượng bán thép xây dựng mạnh mẽ và giá bán thép xây dựng tăng trong 6 tháng 2018.
Trong 6 tháng 2018, HPG đã bán được 1,09 triệu tấn thép xây dựng, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng một chữ số chủ yếu là do HPG bảo trì lò cao trong quý 2/2018, và cũng là do công ty đã vận hành full công suất kề từ cuối năm 2017.
Ống thép ghi nhận tăng trưởng 15% trong 6 tháng 2018, đạt sản lượng bán 314.200 tấn. Với diễn biến này, HPG tiếp tục củng cố vị thế là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam với 22% thị phần trong mảng thép xây dựng và 27% thị phần ống thép.
Như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo cập nhật gần nhất, giá thép thành phẩm vẫn đang duy trì đà tăng trong khi giá quặng sắt hạ nhiệt hỗ trợ cho các nhà sản xuất thép trong nước.
Giá bán trung bình thép xây dựng trong 6 tháng 2018 tăng 24% so với cùng kỳ và đạt mức cao 13,35 triệu đồng/tấn vào cuối tháng 6.
Xu hướng này giúp hỗ trợ cho biên LN gộp của HPG duy trì ổn định 20,2% trong quý 2/2018 so với 20,6% trong quý 2/2017, với thực tế rằng HPG đã dừng vận hành lò BOF số 2 (1 trong 3 lò BOF của HPG) từ cuối tháng 3/2018 đên cuối tháng 5/2018.
Trong 6 tháng 2018, biên LN gộp đạt 21,4% so với 22,3%, kết quả ấn tượng do 2017 là một năm có mức cơ sở cao. Kết quả LNST hoàn thành 48% dự báo cả năm của chúng tôi và hoàn thành 55% kế hoạch của công ty.
Do KQKD này phù hợp với dự báo, chúng tôi sẽ không điều chỉnh đáng kể dự báo cho HPG trong báo cáo cập nhật sắp tới. Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị MUA cho HPG với giá mục tiêu 52.900 đồng/CP.
Trong tuần này, cổ phiếu HPG có 2 phiên tăng (0,8%; 0,7%), và 3 phiên giảm (-0,7%; -0,9%; -2,6%). Thanh khoản khớp lệnh trunh bình 5 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, HPG giảm nhẹ từ 37.300 đồng xuống 36.300 đồng/cổ phiếu, tương đương -2,68%.
VCSC giữ khuyến nghị MUA cho TCB
Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB), với tổng mức sinh lời 65,9%.
Hệ sinh thái riêng biệt với chiến lược tăng trưởng bảng cân đối kế toán thận trọng và vốn hỗ trợ mạnh mẽ sẽ duy trì tăng trưởng bền vững.
Chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng cho vay 20% so với năm trước (YoY) khi giải ngân khoản vay sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2018.
Tăng trưởng huy động mạnh mẽ từ mảng giao dịch dự kiến sẽ nâng tỷ lệ CASA, hoàn thành dự báo NIM 2018 của chúng tôi.
Thu nhập ngoài lãi dự kiến sẽ duy trì tỷ trọng mạnh mẽ trong Tổng thu nhập từ HĐKD (TOI).
TCB có tỷ lệ CIR thấp nhất trong danh mục các ngân hàng chúng tôi theo dõi, cho thấy năng suất của
ROA dự kiến sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng lên trên 3%, mức chỉ số sinh lời cao nhất trong số các ngân hàng của Việt Nam.
Trong tuần này, cổ phiếu TCB có 3 phiên tăng (0,6%; 6,5%; 3,4%), và 2 phiên điều chỉnh giảm nhẹ (-0,9%; -0,5%). Thanh khoản khớp lệnh từ 1,4 đến 4,7 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, TCB tăng từ 25.950 đồng lên 28.350 đồng/cổ phiếu, tương ứng +9,24%.
VCSC duy trì khuyến nghị MUA REE trong báo cáo cập nhật sắp tới
CTCP Cơ điện lạnh (REE) đã công bố KQKD mạnh mẽ trong quý 2/2018, trong đó doanh thu và LNST 6 tháng 2018 tăng 1,2% YoY và 40,6% YoY.
Doanh thu và lợi nhuận đã hoàn thành lần lươt 40,2% và 56,4% dự báo cả năm của chúng tôi.
Tăng trưởng LNST được dẫn dắt từ mảng điện (+69% YoY) và lãi 5,3 triệu USD từ thoái vốn khỏi một dự án BĐS, đã giúp bù đắp cho KQKD kém tích cực của mảng Cơ điện (M&E). Không tính khoản lãi bất thường, LNST tăng 22,5% YoY.
Chúng tôi kỳ vọng sẽ có một vài điều chỉnh giảm cho mảng M&E, nhưng có thể nâng dự báo lợi nhuận của mảng điện.
Chúng tôi cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể và vẫn duy trì khuyến nghị MUA trong báo cáo cập nhật sắp tới.
Mảng điện là điểm sáng với tăng trưởng lợi nhuận 69,0%.
Tăng trưởng mạnh mẽ từ mảng nước.
BĐS (bao gồm cho thuê văn phòng và BĐS) ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng 2018 40,2% YoY, có thể đến từ khoản LN bất thường do thoái vốn khỏi dự án BĐS.
KQKD kém tích cực của mảng M&E, nhưng vẫn cho thấy một số dấu hiệu khả quan.
Trong tuần này, cổ phiếu REE có 3 phiên tăng (1,5%; 2,3%; 1,4%) và 2 phiên giảm (-2,3%; -2,9%). Thanh khoản phiên cao nhất 1,6 triệu đơn vị, thấp nhất hơn nửa triệu đơn vị.
Chốt tuần, REE không đổi ở mức 34.000 đồng/cổ phiếu.
MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu NT2
NT2 Sở hữu các yếu tố báo hiệu lợi nhuận phục hồi: El Nino trở lại, nguồn cung thủy điện thiếu hụt trong khi nhu cầu điện dự báo tăng và nhà máy điện NT2 vận hành ổn định với độ khả dụng cao.
Chúng tôi dự phóng doanh thu và lợi nhuận năm 2018 của PVPower NT2 đạt tương ứng 7.676 tỷ đồng và 849 tỷ đồng.
Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu NT2 với mức giá mục tiêu 36.400 đồng. Lợi suất cổ tức dự kiến 9,2%.
Trong tuần này, cổ phiếu NT2 có 3 phiên tăng (1,9%; 0,2%; 0,9%), và 2 phiên giảm (-0,6%; -0,2%). Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 120.000 đến 400.000 đơn vị/phiên.
Chốt tuần, NT2 tăng từ 26.600 đồng lên 27.200 đồng/cổ phiếu, tương đương +2,25%.
MBS khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VSC
Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VSC của CTCP Tập đoàn Container Việt Nam với giá mục tiêu 44.300 đồng, tăng 15% so với mức giá 38.550 đồng ngày 31/07/2018.
Cho năm 2018, chúng tôi dự phóng doanh thu và LNST của VSC ước đạt khoảng 1.454 tỷ đồng và 268 tỷ đồng, tăng 11,8% và 13% so với thực hiện năm 2017 nhờ thị trường cảng biển tăng trưởng mạnh, đặc biệt là khu vực Hải Phòng, và hậu thuẫn lớn từ đối tác chiến lược Evergreen trong việc đảm bảo lượng lớn đơn hàng. EPS dự phóng khoảng 5.359 đồng.
Trong tuần này, cổ phiếu VSC có 4 phiên tăng, trong đó 1 phiên tăng trần đầu tuần (6,9%; 1,6%; 0,3%; 1,3%), và 1 phiên điều chỉnh vào ngày 01/8 (-0,4%).
Thanh khoản khớp lệnh từ 150.000 đến hơn 400.000 đơn vị/phiên.
Chốt tuần, VCS tăng từ 35.500 đồng lên 39.000 đồng/cổ phiếu, tương đương +9,85%.
VCSC giữ khuyến nghị MUA dành cho MWG
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) công bố KQLN 6 tháng đầu năm 2018, theo đó doanh thu thuần đạt 44,6 nghìn đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái và LNST đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 44%.
Kết quả khả quan như trên chủ yếu nhờ Điện Máy Xanh, nhờ tăng trưởng doanh thu từ các cửa hàng hiện hữu cao, mở thêm các cửa hàng mới và đóng góp cả năm từ các cửa hàng đã mở năm 2017.
Trong khi đó, Thế Giới Di Động đạt tăng trưởng doanh thu một chữ số vì MWG tiếp tục chuyển đổi các cửa hàng điện thoại di động hoạt động tốt thành cửa hàng điện tử tiêu dùng. Doanh thu online 6 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh 117% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu của Bách Hóa Xanh tăng 6% trong tháng 6 so với tháng 5. Chuỗi này đang trên đà đạt điểm hòa vốn trong 6 tháng cuối năm 2018.
Nhìn chung, KQLN 6 tháng đầu năm phù hợp với dự báo của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không có thay đổi nào tới khuyến nghị MUA dành cho MWG.
Trong tuần này, cổ phiếu MWG có 3 phiên tăng (1,9%; 0,7%; 0,2%), và 2 phiên giảm (-2,7%; -1,1%).
Thanh khoản khớp lệnh trung bình duy trì trên dưới nửa triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, MWG giảm nhẹ từ 113.800 đồng xuống 112.500 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,14%.
ACBS tiếp tục khuyến nghị MUA dành cho VJC
Chúng tôi giữ mức giá mục tiêu là 180.200 đồng/cổ phiếu cho VJC (26,1% TSR).
VJC hiện đang giao dịch ở mức 13,6x dự phóng EPS năm 2018 là 10.639 đồng (+12,4% n/n), chiết khấu 34,6% so với mức trung bình ngành là 20,8x. Giá múc tiêu của chúng tôi tương đương với mức PE 16,9x.
Với vị thế của VJC trong ngành hàng không đầy tiềm năng tại VN, chúng tôi nhận thấy cp VJC đang ở mức hấp dẫn và tiếp tục khuyến nghị Mua.
Trong tuần này, cổ phiếu VJC có 3 phiên tăng (5,1%; 2,1%; 1,4%) và 2 phiên giảm liên tiếp tại ngày 31/7 và 1/8 (-0,1%; -1%). Thanh khoản khớp lệnh từ hơn nửa triệu đến 1,6 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, VJC tăng từ 137.500 đồng lên 148.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng +7,63%.
BID: Nếu vượt ngưỡng kháng cự ở 161.700 đồng, CTD có khả năng chạy tới MA200
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Đi lên và có thể vượt ngưỡng kháng cự ở 161.700 đồng
- Chỉ báo xu hướng MACD: Trên mức 0
- Chỉ báo RSI: Trung tính
- Khối lượng giao dịch tăng 59% so với trung bình 20 phiên giao dịch
Nhận định: Sau khi phá được ngưỡng MA100 và kháng cự dài hạn ở 148.000 đồng, lực mua vào CTD đang tăng dần thể hiện qua giá trị tăng dần của khối lượng giao dịch và mức giá.
Nếu vượt ngưỡng kháng cự ở 161.700 đồng, CTD có khả năng chạy tới MA200 ở 180.000 đồng và chạm ngưỡng kháng cự tiếp theo ở 189.000 đồng.
Vài phiên điều chỉnh có thể xảy ra nếu CTD chạm ngưỡng kháng cự tiếp theo ở 161.700 đồng.
Trong tuần này, cổ phiếu CTD giao dịch tích cực, khi tăng trong cả 5 phiên giao dịch (1,8%; 1,5%; 2,4%; 2,3%; 1,3%).
Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất gần 400.000 đơn vị, phiên thấp nhất có 65.000 đơn vị.
Chốt tuần, CTD tăng từ 147.000 đồng lên 161.000 đồng/cổ phiếu, tương đương +9,52%.
ACBS duy trì khuyến nghị GIỮ cổ phiếu VRE
Nhìn chung, VRE là công ty BĐS bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam dẫn đầu về thị phần, được sự hỗ trợ từ công ty mẹ Vingroup (HSX: VIC), đội ngũ quản lý có năng lực và tỷ lệ vay nợ thấp.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng giá thị trường đã phản ánh mức tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2018 nên duy trì khuyến nghị GIỮ với giá mục tiêu trước khi phát hành là 43k/cp, tương đương giá mục tiêu sau phát hành là 35k/cp, sử dụng nhiều phương pháp định giá (P/E, P/B và EV/EBITDA).
Cổ phiếu đang giao dịch ở mức P/E dự phóng 2018 là 31,4 lần và P/B là 2,8 lần.
Trong tuần này, cổ phiếu VRE giảm 1 phiên duy nhất ngày 2/8, còn lại 4 phiên đều tăng (1,5%; 2%; 0,2%; 3,6%).
Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất hơn 2,37 triệu đơn vị, phiên thấp nhất hơn 700.000 đơn vị.
Chốt tuần, VRE tăng từ 39.200 đồng lên 41.500 đồng/cổ phiếu, tương đương +5,86%.