3 Nhà máy Điện Gió đầu tiên với tổng công suất 130 MW được GEG đưa vào vận hành thương mại theo đúng kế hoạch để hưởng giá ưu đãi FiT1 áp dụng cho các dự án Điện Gió trên bờ 8,5 cents/kWh và ngoài khơi 9,8 cents/kWh trong 20 năm.
GEC cho biết, 3 Dự án này mỗi năm dự kiến đóng góp khoảng 416 triệu kWh Sản lượng Điện - cung cấp cho gần 64.000 hộ gia đình, 889 tỷ đồng doanh thu, chiếm 42% tổng doanh thu, nhiều hơn 2,2 lần so với Thủy điện và tương đương Điện Mặt trời của Công ty.
Giảm phát thải CO2 hàng năm khoảng 360.057 tấn, đưa tổng giảm thải toàn bộ Danh mục Năng lương tái tạo GEC đang vận hành lên con số gần 800.000 tấn/năm.
Việc COD 3 Dự án Gió kịp thời hạn là cột mốc quan trọng trong chiến lược hiện thực hóa đa dạng các loại hình Năng lượng tái tạo với tổng công suất 1.700+ MWp vào năm 2025.
Nhà máy Điện Gió trên bờ Ia Bang 1 (IAB1) 50 MW được hưởng giá bán điện 8,5 cents/kWh ~ 1.955 đồng/kWh trong vòng 20 năm.
IAB1 được phân bố trên tổng diện tích 477 ha do Công ty Cổ phần Điện Gió Ia Bang - Công ty con của GEC làm chủ đầu tư.
Dự án có tổng vốn đầu tư 1.955 tỷ đồng với 12 Turbine Gió - công suất 4,2 MW/turbine; cùng dịch vụ O&M trong suốt 10 năm được cung cấp bởi Vestas - một trong những nhà cung cấp Turbine có tiếng của thế giới.
Các Turbine gió được thiết kế phù hợp với địa hình của Khu vực nhằm đảm bảo năng suất điện tối ưu nhất cho cả Dự án.
Với tốc độ gió trung bình 6,7 m/s, Nhà máy IAB1 hàng năm dự kiến đóng góp sản lượng điện 163 triệu kWh vào lưới điện quốc gia, phục vụ gần 25.000 hộ gia đình, doanh thu tương đương 319 tỷ đồng và góp phần giảm thải 141.411 tấn CO2.
Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, thiết kế kỹ thuật, phương án chi tiết cũng như thực hiện các đánh giá Môi trường và Xã hội (E&S) phù hợp với quy định của Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế IFC, Dự án hoàn thành xây dựng trong vòng 1 năm.
Nhà thầu EPC là Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 (PC1) - Đơn vị xây lắp điện hàng đầu và cũng là Chủ đầu tư của hàng loạt các Dự án Điện Gió, Thủy điện tại Việt Nam.
Vietcombank đồng hành cùng IAB1 là nhà tài trợ tín dụng với lãi suất hợp lý trong vòng 14 năm.
Nhà máy Điện Gió gần bờ Tân Phú Đông 2 (TPĐ2) 50 MW được hưởng giá bán điện 9,8 cents/kWh ~2.254 đồng/kWh trong vòng 20 năm.
Đây là Dự án Điện Gió đầu tiên và duy nhất của Tỉnh Tiền Giang, có sức gió lên đến 6,7 m/s - phù hợp phát triển Điện Gió ngoài khơi.
Do phải thi công ở mực nước sâu và xa bờ nên Nhà máy Điện Gió gần bờ Tân Phú Đông 2 được lên kế hoạch từ năm 2018 từ đo gió, khảo sát, nghiên cứu tiền khả thi, lựa chọn địa điểm đến đánh giá E&S theo tiêu chuẩn quốc tế IFC.
Nhà máy Điện Gió gần bờ Tân Phú Đông 2 có tổng mức đầu tư 2.242 tỷ đồng, được tài trợ tín dụng bởi Ngân hàng Vietcombank. Dự kiến hàng năm, Dự án cung cấp 161 triệu kWh sản lượng điện cho khoảng 25.000 hộ gia đình; đóng góp Doanh thu xấp xỉ 363 tỷ đồng và giảm phát thải gần 140.000 tấn CO2. Vestas cũng được chọn là đơn vị cung cấp 12 Turbine và dịch vu O&M cho Dự án trong vòng 10 năm. Chỉ hơn 10 tháng thi công bởi Tổng thầu PC1, TPĐ2 đã hoàn tất đóng điện Trạm Biến Áp, Ngăn Xuất Tuyến, chạy thử, vượt các vòng kiểm tra của EVN và chính thức COD. Nhà máy Điện Gió gần bờ V.P.L 1 (VPL1) cũng được hưởng giá bán điện 9,8 cents/kWh trong 20 năm. Dự án được tiến hành đo gió từ tháng 5/2019, nghiên cứu tiền khả thi, lựa chọn địa điểm và tiến hành lắp đặt tại Khu vực biển Bình Đại, Bến Tre, nơi có sức gió 6,8 m/s. VPL1 dự kiến đóng góp 92 triệu kWh sản lượng điện cho 14.097 hộ dân, Doanh thu khoảng 207 tỷ đồng và giảm phát thải gần 80.000 tấn CO2 hàng năm.
GEC vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021, với lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 9 tháng đầu năm 2021 của GEG đạt 230 tỷ đồng và 211 tỷ đồng, lần lượt tăng 9% và 3% so cùng kỳ.
Biên lợi nhuận ròng tiếp tục duy trì tại mức 22%, tương đương trung bình ngành. Ưu thế của Công ty trong nhiều năm gần đây là biên EBIT (thu nhập trước lãi vay và thuế) và biên EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) với 51% và 80%, cao hơn so với mức 34% và 46% của trung bình các Công ty hoạt động trong ngành - cho thấy triển vọng tăng trưởng dài hạn của GEC.
Trong giai đoạn 5 năm từ 2016-2020, Biên LNG, Biên EBIT và Biên EBITDA đều duy trì ởnhững con số hấp dẫn trên 51%, 44% và 62%.
Tính đến ngày 30/9/2021, tổng tài sản của GEG đạt 12.560 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với đầu năm đến từ sự tăng trưởng mạnh của tiền và các khoản tương đương tiền.
Tài sản ngắn hạn khác và tài sản dở dang dài hạn, lần lượt tăng 252%, 772% và 910%, chủ yếu là do tiền thu được từ đợt tăng vốn, các trang thiết bị cũng như chi phí phục vụ cho việc gấp rút hoàn tất các Dự án Điện Gió.
Tổng nợ vay tính đến hết quý III/2021 ở mức 6.504 tỷ đồng, tăng 70% so với đầu năm 2021 để kịp đáp ứng nhu cầu vốn trong giai đoạn nước rút của các Dự án Gió kịp hưởng Giá FiT1 trước thời hạn tháng 11/2021 cũng như tiếp tục chiến lược mở rộng danh mục năng lượng tái tạo của GEC.
Tuy nhiên, cơ cấu nợ vay thuận lợi khi tập trung khoảng 93% là khoản vay dài hạn trong khi khoản vay ngắn hạn đã ghi nhận giảm 24% so với đầu năm. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay duy trì ở mức 1,9 lần đảm bảo việc thanh toán lãi vay của Công ty.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu GEG của Điện Gia Lai kết phiên ngày 2/11 đạt mức 20.400 đồng/cổ phiếu.