Thanh tra Chính phủ vừa công khai Kết luận thanh tra số 2569/KL – TTCP về việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, CPH, thoái vốn và tái cơ cấu tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV).
Theo đó, cùng với Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không, SASCO là cái tên được đề cập nhiều nhất trong những sai sót, hạn chế được Thanh tra Chính phủ chỉ ra trong bản Kết luận số 2567, đặc biệt là trong quá trình CPH đơn vị mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” của ACV.
Chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 1/1/2015, SASCO có số vốn điều lệ là 1.315 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nắm giữ vốn của ACV là 51%; Công ty cổ phần Đầu tư - Thương mại và dịch vụ Hoàn Lộc Việt, sở hữu 22,1% và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group), sở hữu 16% vốn điều lệ. Sau đợt thoái vốn Nhà nước vào đầu năm 2017, phần vốn do ACV nắm giữ hiện chỉ còn 49,8%.
Sai sót đầu tiên được Thanh tra Chính phủ chỉ ra liên quan đến quá trình xác định giá trị phần vốn Nhà nước để CPH SASCO vào đầu năm 2016.
Cụ thể, Công ty SASCO thuê Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam thực hiện thẩm định giá 31 danh mục tài sản theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Ngày 11/3/2016, Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam phát hành Chứng thư thẩm định giá số Vc/16/03/63/BĐS, xác định giá trị tài sản của 31 danh mục tài sản tại thời điểm 31/12/2014 (thời điểm quyết toán doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần) là 16,47 tỷ đồng.
Tuy nhiên, qua kiểm tra Chứng thư thẩm định giá số Vc/16/03/63/BĐS, Thanh tra Chính phủ phát hiện, Tư vấn thẩm định đã áp dụng suất đầu tư năm 2012 để xác định giá tài sản năm 2014; một số tài sản áp dụng suất đầu tư và xác định tỷ lệ giá trị còn lại không đúng quy định tại điểm 1.2, Khoản 1, Điều 18 Thông tư số 202/201q/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Sai sót khá lộ liễu này đã không được SASCO kiểm tra, giám sát, dẫn đến đã tính sai giá trị còn lại của 31 tài sản nói trên làm giảm vốn nhà nước với giá trị là 13 tỷ đồng.
Điều đáng nói là cho đến tận khi Thanh tra Chính phủ đang thực hiện thanh tra, vào cuối tháng 8/2016, SASCO đã chủ động nộp số 13 tỷ đồng số tiền định giá thiếu tài sản Nhà nước vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp ACV bằng Ủy nhiệm chi số 889.
Qua kiếm tra việc thực hiện Hợp đồng cung cấp và bán hàng hóa, sản phấm tại cửa hàng miễn thuế tại Nhà ga Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho SASCO, Thanh tra Chính phủ phát hiện sơ hở lớn trong công tác quản lý hợp đồng của lãnh đạo đơn vị này.
Theo Thanh tra Chính phủ, tháng 9/2013, SASCO (bên B) và Công ty IPP GROP (S) PTL LTD Singapore (bên A) đã ký Hợp đồng số 68/1PGS/SASCO/HĐ về cung cấp và bán hàng hóa, sản phấm tại các cửa hàng miễn thuế ở nhà ga quốc tế Cảng hàng không quòc tế Tân Sơn Nhất.
Theo đó, bên A được phép độc quyền cung cấp bán hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế của bên B theo giá do bên A đề xuất và bên B quyết định giá. Toàn bộ chi phí đầu tư các quầy kệ hàng hóa do bên B đã đầu tư khoảng 4 triệu USD, trong thời hạn 5 năm; bên B được sử dụng các tài sản do bên A đầu tư, hết thời hạn 5 năm thì các quầy kệ sẽ thuộc quyền sở hữu của bên B, do bên B định đoạt. Hàng hóa miễn thuế được thực hiện quản lý nhập, xuất kho, tái xuất đối với hàng hóa tồn kho sẽ được trả lại nhà cung cấp dưới sự kiểm soát của cơ quan Hải quan. Lợi nhuận gộp của bên B được tính bằng tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa - Tổng giá vốn của hàng hóa được bán trong kỳ.
Theo quy định tại Điều 2.2. 1. 1 của Hợp đồng số 68, hai bên cam kêt “Tổng lợi nhuận gộp của bên B được xác định theo công thức trên và sẽ không thấp hon 9.200.000 USD (Lợi nhuận gộp đảm bảo tối thiếu). Nếu lợi nhuận của bên B thấp hơn 9.200.000 USD/năm thì bên A sẽ phải có trách nhiệm bù bổ sung phần chênh lệch thiếu cho bên B. Ngoài mức lợi nhuận gộp tại Khoản a, Điều 2.2.2. 1 hàng năm cho bên B, kể từ năm 2015, bên A còn cam kết đảm bảo rằng lợi nhuận gộp đảm bảo tối thiểu sẽ tăng trưởng 10% với điều kiện sản lượng hành khách quốc tế tăng trưởng hàng năm không thấp hơn 8%.
Trên thực tế, năm 2015, lượng khách quốc tế đến và đi tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã tăng trên 12% so với năm 2014, vượt so với cam kết số lượng hành khách tăng trưởng hàng năm không thấp hơn 8%, nhưng SASCO lại không tiến hành nghiêm thu để xác định đúng, đầy đủ các khoản phải cấp bù doanh thu của IPP theo Hợp đồng số 68/IPGS/SASCO/HĐ với số tiền là 920.000 USD tương đương 20,672 tỷ đồng (tỷ giá 22.470 VNĐ/1 USD).
Sau khi được thanh toán số tiền trên, SASCO phải hạch toán bổ sung doanh thu vào cùng niên độ tài chính với số tiền 20.672 tỷ đồng triệu đồng và nộp bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp là 4,5 tỷ đồng.
Phải tới tận tháng 5/2017, đối tác IPP mới chuyển lợi nhuận gộp tăng thêm 10% của lợỉ nhuận gộp đảm bảo tôi thiêu năm 2015 là 920.000 USD vào Tài khoản Công ty SASCO tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - CN Tp.HCM. Điều đáng nói là công ty mẹ của IPP Singapore chính là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group) - cổ đông lớn của SASCO. Hiện Chủ tịch HĐQT đương nhiệm của SASCO là ông Hạnh Nguyễn, đồng thời là Chủ tịch HĐQT của IPP Group.