- Lê Minh Cương, nhà sáng lập Spico: Hài lòng với sự mộc mạc đậm chất quê hương
- Dương Nguyễn Hồng Nhung, nhà sáng lập Nanoneem: Hướng đến nền nông nghiệp xanh
- Lê Hồng Hải Nhân, nhà sáng lập GEEK Up: Khởi nghiệp vì tinh thần khởi nghiệp
- Nguyễn Ngọc Lan Anh, nhà sáng lập EIY: Vượt qua nỗi sợ đứng trước đám đông, đi vào ngách “thuyết trình tiếng Anh”
Đinh Thị Hạnh Tâm, nhà sáng lập Coboté. |
Về quê lập nghiệp
Trong thời gian hoàn tất chương trình thạc sỹ chuyên ngành nghiên cứu và phát triển thực phẩm tại Pháp, Hạnh Tâm từng đi chợ châu Á và mua một lon nước cốt dừa “made in Việt Nam”, nhưng do người Thái Lan sản xuất. Là người con của tỉnh Bến Tre - địa phương nổi tiếng với cây dừa, cô luôn trăn trở về món quà tuyệt vời này của thiên nhiên chưa được chính người dân xứ dừa nâng cao giá trị.
Sau khi tốt nghiệp thạc sỹ, Hạnh Tâm trở về Bến Tre và làm việc tại nhiều doanh nghiệp, trong đó có thời gian phụ trách nghiên cứu và phát triển nước dừa đóng lon Cocoxim.
Trong thời gian này, cô bắt đầu quan tâm đến khái niệm “di cư có liên quan đến biến đổi khí hậu” và trăn trở về việc tìm giải pháp để những người trẻ như cô có thể gây dựng sự nghiệp trên chính quê hương mình.
Thời gian tới, Vfarm sẽ cho ra đời những sản phẩm gì?
Đội ngũ VFarm đang nghiên cứu, thử nghiệm một số sản phẩm chăm sóc cá nhân từ các thành phần nguyên liệu khác của dừa như nước dừa, mật hoa dừa, than dừa hoạt tính, bởi đây đều là nguyên liệu có khả năng ứng dụng lớn.
Công ty có nhu cầu tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất không?
Hiện tổng vốn đầu tư của VFarm khoảng 1,5 tỷ đồng và tổng tài sản khoảng 2,5 tỷ đồng. Từ cuối năm 2018 đến nay, chúng tôi không tăng vốn và luôn duy trì được dòng tiền dương để đáp ứng quá trình sản xuất, kinh doanh. Chúng tôi đã từ chối không ít lời đề nghị góp vốn đầu tư.
Thông qua Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp tỉnh, Hạnh Tâm được tiếp cận nhiều tài liệu hướng dẫn cách thức tận dụng tài nguyên bản địa để thúc đẩy khởi nghiệp địa phương, kết hợp sức mạnh công nghệ để biến những tài nguyên bản địa thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu mạnh, mang tầm khu vực, quốc tế và có giá trị gia tăng cao.
Đến năm 2017, Công ty cổ phần Phát triển thực phẩm, mỹ phẩm Vfarm ra đời ở xã Quới Sơn (huyện Châu Thành) và bắt đầu sản xuất mỹ phẩm chăm sóc cá nhân từ dừa mang thương hiệu Coboté. Coboté là cụm từ viết tắt của “Beauté du noix de coco - Coconut Beauty”, mang ý nghĩa “vẻ đẹp từ dừa”.
“Với niềm tự hào và tình yêu bất tận với dừa, Coboté thực hiện sứ mệnh ứng dụng giá trị dưỡng ẩm và chữa lành tuyệt diệu của dừa, đồng thời nâng cao giá trị của cây dừa Bến Tre. Từ lúc hình thành cho đến nay, các sản phẩm của Coboté đều là kết tinh của quá trình chọn lọc nghiên cứu bài bản và thử nghiệm nghiêm túc với mong muốn chăm sóc mọi người một cách tốt nhất”, Hạnh Tâm chia sẻ.
Nhà sáng lập thương hiệu Coboté cho biết, nhu cầu từ sản phẩm tự nhiên cũng như các mỹ phẩm có nguồn gốc từ thực vật ngày càng gia tăng. Tại Mỹ, ứng dụng của dừa trong ngành mỹ phẩm chiếm 65% quy mô thị trường sản phẩm từ dừa năm 2018; trong đó, dầu dừa có tính phổ biến nhất.
Chọn hướng “sản xuất mẻ nhỏ”
Dù thị trường rộng lớn, nhưng với năng lực nội tại, Hạnh Tâm nhận thấy công ty còn nhiều hạn chế, cả về tài chính cũng như khả năng thấu hiểu thị trường. Đó là lý do vì sao Vfarm vận dụng tinh thần khởi nghiệp tinh gọn (lean startup) trong nghiên cứu, sản xuất.
Hạnh Tâm cho biết, trong 2 năm đầu tiên, Công ty tập trung xác định vai trò của dừa trong từng ứng dụng chăm sóc cá nhân cụ thể, mà tại đó dừa phải thực sự giải quyết được vấn đề của khách hàng.
Đồng thời, VFarm áp dụng triết lý “sản xuất mẻ nhỏ” với đặc thù chỉ cần chi phí thấp và đội ngũ có thể vừa sản xuất, vừa thăm dò nhu cầu thị trường để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cũng như đảm bảo tính tươi mới, chất lượng đồng nhất.
Bởi nguồn lực có hạn nên Hạnh Tâm đã chọn sử dụng mọi công cụ hỗ trợ sẵn có trên thị trường như bán hàng đa kênh giúp tạo trải nghiệm liên tục cho người tiêu dùng, xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng và phân tích hành vi giúp tối ưu vận hành, đem đến những giá trị dịch vụ vượt trội với CRMHaravan.
VFarm còn quản lý sản xuất bằng phần mềm tùy chỉnh trên nền tảng ERP; lập kế hoạch, quản lý hàng tồn kho theo thời gian thực phục vụ triết lý “sản xuất mẻ nhỏ”.
Để tiếp cận thị trường quốc tế, doanh nghiệp đã xây dựng vùng nguyên liệu dừa đạt chứng nhận hữu cơ, nhà máy tiêu chuẩn theo mô hình “boutique manufacturer” (nhà máy nhỏ) kết hợp du lịch trải nghiệm.
Hạnh Tâm cho biết, dưỡng mi và tẩy tế bào chết là dòng sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất của VFarm. Trong giai đoạn đầu, Công ty mất khoảng 3 năm để 10.000 sản phẩm đầu tiên được người tiêu dùng chấp nhận, nhưng giờ chỉ cần 3 tháng thông qua các kênh thương mại điện tử cũng như các cửa hàng mỹ phẩm tự nhiên. Đến nay, Vfarm đã có 19 dòng sản phẩm như dầu tắm gội, dưỡng tóc, son môi…
Theo định hướng phát triển, VFarm hướng đến nhóm khách hàng thuộc thế hệ gien Y (sinh từ năm 1980) như các nhân viên văn phòng có mong muốn sử dụng sản phẩm tự nhiên.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, Hạnh Tâm nhận thấy, những người tiêu dùng trẻ thuộc thế hệ gien Z đang thể hiện mối quan tâm và mức độ am hiểu nhất định về sản phẩm tự nhiên. Đây là nhóm người tiêu dùng không chỉ muốn lựa chọn sản phẩm được làm từ các nguyên liệu tự nhiên mang lại hiệu quả, mà còn đặt ra những tiêu chuẩn riêng về lựa chọn sản phẩm, bao gồm yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp sản xuất. Đây là tệp khách hàng quan trọng mà Công ty sẽ hướng đến để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.