TIN LIÊN QUAN | |
Samsung muốn "lấn sân" sang viễn thông tại Việt Nam | |
5 thông số các hãng di động thường 'bịp' người dùng |
Bộ đàm cầm tay Kenwood TK-D200/300 |
Chưa hài lòng với thành công vượt trội trong công nghệ NEXEDGE NXDN với hơn 700,000 máy cầm tay, máy cơ động, trạm gốc và trạm chuyển tiếp NEXEDGE đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, Kenwood gần đây đã cho thấy tham vọng thống trị ngành viễn thông của mình khi chính thức khai thác chuẩn Bộ đàm Di động Kỹ thuật số (DMR) bằng cách giới thiệu dòng sản phẩm bộ đàm cầm tay TK-D200/300 vào đầu năm và tiếp tục giới thiệu tới người tiêu dùng dòng trạm gốc/trạm chuyển tiếp công nghệ DMR vào tháng 5/2014.
Động thái này cho thấy DMR đã và đang trở thành tiêu chuẩn bộ đàm kỹ thuật số được thế giới kinh doanh ưa chuộng nhất trong thế kỷ 21.
DMR là một hệ thống bộ đàm 2 chiều kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi. DMR không đại diện cho một dòng sản phẩm nhất định mà giống như GSM hay UMTS, đó là một tiêu chuẩn viễn thông dùng trong hoạt động liên lạc thoại và dữ liệu của Bộ đàm Di động Chuyên nghiệp. DMR là một chuẩn mở mà nhiều nhà sản xuất lựa chọn và là tiêu chuẩn do Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu - một tổ chức phi lợi nhuận phát triển lên.
Tại thị trường Việt Nam, hầu hết các nhà sản xuất thiết bị DMR đều là thành viên sáng lập và thành viên cao cấp của hiệp hội DMR khi hiệp hội được thành lập vào năm 2005.
Motorola Solutions (tiền thân là tập đoàn Motorola) và công ty thành viên Vertex Standard đạt được nhiều kết quả nổi bật nhất trong công nghệ DMR. Dòng sản phẩm bền bỉ và phong phú Mototrbo công nghệ DMR hiện đang là một trong những sản phẩm chủ đạo của Motorola Solutions.
Nhà sản xuất sản phẩm DMR tiếp theo có thể kể đến là Hytera với khá nhiều sản phẩm thuộc nhiều danh mục như bộ đàm cầm tay, cơ động, trạm gốc/trạm chuyển tiếp, hệ thống trunking pro như (PD60-70X series, MD70X/G series, RD90X series etc.) được phát triển khá sớm ngay từ cuối những năm 2000.
Kenwood có một phương án tiếp cận công nghệ DMR với những bước tiến mang tính chiến thuật khá “từ tốn” nhằm giới thiệu ra thị trường các sản phẩm DMR đầu tiên là dòng bộ đàm cầm tay TK-D200/D300 vào tháng 1 năm 2014 và tiếp theo sẽ là trạm gốc/trạm chuyển tiếp công nghệ DMR dự kiến ra mắt trong tháng Năm năm nay.
Dù sinh sau đẻ muộn nhưng ai có thể đoán trước được người khổng lồ đến từ đất nước mặt trời mọc này sẽ thực sự đạt được những gì đối với loại hình công nghệ DMR vô cùng tiềm năng và có sức ảnh hưởng lớn này?
Một số lợi điểm chính của công nghệ DMR - Công nghệ DMR đó cho phép một kênh 12.5kHz đơn hỗ trợ cùng lúc 2 cuộc gọi độc lập do sử dụng công nghệ Đa truy nhập Phân khe theo thời gian (TDMA) dựa trên chuẩn DMR. Công nghệ TDMA giúp duy trì bề rộng của một kênh 12.5kHz và chia kênh đó thành hai khe thời gian A và B khác nhau mỗi khe thời gian đóng vai trò là một đường liên lạc riêng biệt. - Một điểm quan trọng khác đối với đơn vị xin cấp phép đó là duy trì các giấy phép hiện có để đảm bảo độ tương thích ngược với các bộ đàm có sẵn của họ hay với hệ thống analog của một đơn vị khác. Vì công nghệ DMR sử dụng các kênh ở tần số 12.5kHz nên tính tương thích quang phổ cần thiết luôn luôn được thiết kế sẵn. - Lợi điểm khác của phương án TDMA dựa trên chuẩn DMR là bạn sẽ có hai kênh liên lạc mà chỉ cần dùng một trạm chuyển tiếp, một ăng ten và một duplexer đơn. So sánh với các giải pháp FDMA, hai khe thời gian TDMA sẽ giúp bạn đạt được hiệu suất ở tần số 6.25 kHz mà vẫn tiết kiệm được tối đa chi phí đầu tư vào trạm chuyển tiếp và các thiết bị kết nối khác. - Nghiên cứu cho thấy với mỗi giờ sử dụng, các loại bộ đàm TDMA sử dụng ít công suất pin hơn so với các model FDMA từ 19-34%. - Chuẩn DMR cho phép sử dụng khe thời gian thứ hai cho việc phát tín hiệu kênh đảo chiều nghĩa là những hướng dẫn dưới dạng tín hiệu sẽ được phát đến bộ đàm trên kênh khe thời gian thứ hai khi kênh đầu tiên đang thực hiện một cuộc gọi. Các hệ thống FDMA không có tính năng tương tự do chỉ giới hạn ở một đường liên lạc trên mỗi kênh quang phổ. - Công nghệ KTS DMR có khả năng lọc tiếng ồn tốt hơn giúp duy trì chất lượng âm thoại ở khoảng cách xa hơn so với công nghệ analog đặc biệt tại các điểm mút xa nhất trong diện truyền phát. |
Vội vã làm mạng 4G: Nhà nghèo chơi sang? Các doanh nghiệp, nhà quản lý đối cho rằng, chưa nên cấp phép 4G tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại, bởi Việt Nam còn nhiều dư địa cho 3G phát triển, nếu chuyển sang 4G ngay sẽ vô cùng lãng phí. |
Chi Mai