Hội nghị “Bàn giải pháp khôi phục chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản sau dịch bệnh Covid-19” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vào sáng ngày 15/5. |
Chia sẻ Hội nghị “Bàn giải pháp khôi phục chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản sau dịch bệnh Covid-19” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vào sáng ngày 15/5, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Việt Nam cho biết: Hiện nay các chính sách hỗ trợ của nhà nước doanh nghiệp gỗ đã được hưởng như Nghị định 41, các doanh nghiệp trong ngành đều nhận được thông báo của Chi cục thuế địa phương, hướng dẫn gia hạn và thời gian nộp thuế. Một số doanh nghiệp trong ngành đã được gia hạn về thuế đất. Nghị định 42 và nghị định 15 của Thủ tướng, các doanh nghiệp gỗ đã tiếp cận được gói hỗ trợ này.
Tuy nhiên, trong tổng quan về gói hỗ trợ Hiệp hội mong muốn góp ý với Chính phủ và các bộ ngành quan tâm số 1 đến chính sách hỗ trợ cho an sinh xã hội (người lao động trong doanh nghiệp). Trong đó, nên cắt bỏ các điều kiện: doanh nghiệp phải ngừng việc 50% lao động, dừng sản xuất 50%, số lượng và thời gian đóng bảo hiểm …
Theo Chủ tịch Hiệp hội gỗ Việt Nam, chỉ cần người lao động trong doanh nghiệp đã có khai thuế mà phải ngừng việc là nên nhận được hỗ trợ. Bởi nếu giải trình những điều kiện đi kèm là rất khó khăn hoặc dừng sản xuất 50% đồng nghĩa với việc nguy cơ phá sản cao và làm nhụt ý chí của các doanh nghiệp khi đang cố gắng để bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động dù làm luân phiên, làm cầm chừng để duy trì sản xuất, dù phải tăng lượng hàng tồn kho.
Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty Woodsland. |
Có cùng kiến nghị, địa diện doanh nghiệp, Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty Woodsland cho biết, trước những khó khăn của danh nghiệp nhà nước đã có 3 nhóm giải pháp. Đầu tiên là những chính sách về tín dụng. Bản thân Woodsland không gặp khó khăn về giãn nợ với hệ thống ngân hàng, những hợp đồng nào có thể thanh toán doanh nghiệp đã thanh toán, những hợp đồng nào cần được gia hạn đều được gia hạn. Những chính sách về thuế doanh nghiệp cũng được hưởng và không có gì kiến nghị bổ sung. Nhưng có vấn đề về chính sáh hỗ trợ cho người lao động thì còn nhiều điểm bất hợp lý chưa hỗ trợ doanh nghiệp.
“Những chính sách về người lao động không có miễn một khoản nào, chỉ chậm lại những khoản đóng góp. Nhưng doanh nghiệp có thể đáp ứng những điều kiển để hưởng chính sách rất khó. Như điều kiện phải giảm tổng tài sản, cá nhân tôi nghĩ không có doanh nghiệp nào trong thời gian ngắn mà có thể giảm tổng tài sản 50% chỉ gần như doanh nghiệp đó đã phá sản. Hay như điều kiện phải có 50% lao động rơi vào dạng mất việc, bản chất không doanh nghiệp nào muốn lao động nghỉ việc, phương thức tốt nhất là làm luân phiên...” ông Bằng cho hay.
Tại hội nghị, trả lời những kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ ghi nhận và tổng hợp những ý kiến của doanh nghiệp, những chính sách vừa qua được đưa vào thực tiễn vẫn còn bất cập thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương, Bộ Tài chính…. tổng hợp để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để có điều chỉnh nhanh nhất, phù hợp tình hình thực tế của doanh nghiệp.