- Doanh nhân Ann Nguyễn, Sáng lập Công ty cổ phần Virtual Desire Events (VDES): Xoay chiều theo phút để sống sót
- Doanh nhân Vũ Duy Bổng và khát vọng nâng tầm bất động sản nghỉ dưỡng Hòa Bình
- Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận: Hành trình hiện thực hóa giấc mơ về sản phẩm “cà phê quốc dân”
- [Longform] Doanh nhân Đoàn Hiếu Minh và chiến lược kinh doanh chạm đến trái tim người dùng
Doanh nhân Đỗ Hồng Quân, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Dịch vụ nông nghiệp Việt Nam. |
1.
Quyết định ký vào đơn xin nghỉ việc tại một cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi xem trọn bộ phim tài liệu "Chuyện tử tế" của đạo diễn Trần Văn Thủy là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông Đỗ Hồng Quân.
“Tôi không đủ năng lực cảm nhận hết giá trị bộ phim, chỉ thấy nhu cầu tìm được giá trị của chính mình”, ông Quân nhớ lại những cảm xúc còn nguyên vẹn từ 6 năm trước, khi ông quyết định rời nơi làm việc đã gắn bó 19 năm, bước chân vào kinh doanh ở tuổi 45.
Ông muốn đi tìm câu trả lời mà bộ phim đã đặt ra, nhưng để ngỏ, đó là người dân đang ăn ở ra sao, đi lại như thế nào và nghĩ ngợi hay bàn tán những gì?
Quãng thời gian công chức của ông gắn nhiều với người nông dân, nhìn thấy cuộc sống còn nhiều bấp bênh, sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, vòng luẩn quẩn được mùa, mất giá..., bị ép giá,ép từ đầu vào, như giống, vật tư nông nghiệp, phân bón... đến đầu ra năm nào cũng được nhắc đến như là bất cập của ngành, cần phải tháo gỡ sớm.
Trong khi đó, công nghệ đã tiến đi rất xa, đã làm thay đổi chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp. Người nông dân vẫn như “những đũa lẻ”, rời rạc và luôn ở thế yếu dù chăm chỉ, cần cù...
Theo kế hoạch, ngoài việc hỗ trợ kinh nghiệm, kiến thức, bà Đỗ Liên sẽ giúp doanh nghiệp này xuất khẩu các sản phẩm, đặc biệt tại khu vực châu Âu. Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Phú sẽ tập trung hỗ trợ sản phẩm tiêu thụ tại nội địa.
Tuy nhiên, ông Quân cho biết, do việc hạn chế đi lại giữa các tỉnh, thành phố vì ảnh hưởng của đại dịch, nên quá trình thẩm định đầu tư của thương vụ này chưa được hoàn tất.
Ông Đỗ Hồng Quân quyết định làm liều, nhưng với niềm tin có thể góp phần thay đổi ngành nông nghiệp, thay đổi cuộc sống của những người nông dân chân lấm tay bùn.
“Tôi muốn cùng người nông dân làm thành bó đũa”, ông nói.
Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Dịch vụ nông nghiệp Việt Nam đã hình thành với sứ mệnh thực sự lớn lao của người sáng lập.
2. Thực ra, bước ngoặt và quyết định đánh liều của ông Quân có cơ sở rõ ràng. Ông hiểu hiện trạng của ngành nông nghiệp, vấn đề của người nông dân và nhu cầu thay đổi.
“Người nông dân Việt Nam với bản tính thật thà, cần cù, chịu khó, chịu khổ. Nhưng những bản tính này không còn là thế mạnh trong nền sản xuất hiện đại. Tôi muốn cùng họ thay đổi”, ông lý giải.
Để thay đổi được, người nông dân phải hiểu về quy trình sản xuất hiện đại, về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, về những thị trường thấp cấp, cao cấp đang có.
Ông Quân và đội ngũ của mình đã bắt tay vào từng việc nhỏ, cơ cấu lại quy trình sản xuất nông nghiệp, làm việc với từng hộ nông dân. Bắt đầu từ tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thiết lập các liên kết nhóm hộ... đến bỏ bờ thửa, tạo cánh đồng lớn để áp dụng cơ giới hóa, giảm đến 90% thời gian sản xuất.
Đặc biệt, trong mô hình sản xuất này, Công ty sẽ cơ giới hóa vào toàn bộ quy trình, từ làm đất, bón phân, gieo trồng, chăm sóc, tưới nước, thu hoạch. Việc quản lý và vận hành thiết bị gieo trồng, bón phân hữu cơ, phun thuốc vi sinh… cũng được Công ty chủ động thực hiện. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo nông sản chất lượng cao, không bị tồn dư hóa chất.
Kể lại thì đơn giản vậy, nhưng thực sự là một hành trình không dễ dàng gì. Cho đến giờ, sau 3 năm, mô hình sản xuất trên đã được thực hiện tại 60 ha trông lại tại một số tỉnh thành. Toàn bộ diện tích trồng lạc này được tách ra khỏi vùng trồng các giống cây khác, để đảm bảo tính tiêu chuẩn hữu cơ mà Công ty đặt ra.
Điều đặc biệt trong mô hình “canh tác lớn” mà ông Đỗ Hồng Quân và Công ty đang theo đuổi, người nông dân nào giữ nguyên toàn quyền với mảnh đất của họ.
“Đây là nguyên tắc hợp tác bất di bất dịch trong mối quan hệ với các hộ nông dân”, ông Quân nói.
Cách giữ đất trong mô hình hợp tác của ông Quân cũng khá đặc biệt. Cọc tre được ép sâu xuống dưới tầng canh tác và định vị vị trí cọc tại các góc ruộng, xác định gianh giới giữa các hộ. Có lẽ chính điều này đã khiến những người nông dân tin hơn vào những điều mà ông và Công ty nói là sẽ cùng bà con sản xuất và khai thác mảnh đất một cách hiệu quả nhất.
Khi đất được quy hoạch lại, đủ để đưa máy móc vào, ông Quân cung cấp lạc giống, máy móc nhập từ Đức hỗ trợ từ quá trình trồng đến khi thu hoạch, sơ chế và chế biến dầu lạc tinh chế.
Chỉ cần một chiếc máy trồng, làm cỏ và thu hoạch có thể giúp nông dân giảm chi phí cho một sào lạc từ 700.000 đồng xuống còn 500.000 đồng. Về tổng thể, cách làm mới giúp người nông dân giảm chi phí 20-30% so với lao động truyền thống.
3.
Cho đến thời điểm này, ông Quân không chỉ thay đổi cơ cấu, quy trình sản xuất nông nghiệp, kết nối người dân hay đưa máy móc ra đồng như dự định ban đầu. Công ty đang sở hữu quy trình sản xuất lạc hữu cơ khép kín, bao gồm sản xuất lạc giống, sản xuất máy nông nghiệp trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến dầu lạc mang thương hiệu Tâm Trường Sinh.
Quy trình sản xuất dầu lạc hữu cơ 100% đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thực hiện chuyển giao cho các địa phương.
Ông Quân thực sự vui mừng vì quyết định này, vì cuộc sống của người nông dân chỉ thực sự thay đổi khi sản phẩm chất lượng cao mà họ bỏ công, bỏ sức đến được những thị trường cao cấp.
Hiện một số sản phẩm chính của doanh nghiệp này là lạc thương phẩm, dầu lạc và xì dầu. Trong đó, dầu lạc đang được xuất khẩu sang Nga và Hàn Quốc. Nhưng ông muốn đưa các sản phẩm này đi xa hơn, đến nhiều hơn người dân trên thế giới.
“Chúng tôi đã làm việc với nhiều địa phương để mở rộng hợp tác. Bởi mọi việc trong quy trình phải được chính quyền từng nơi cho phép. Sau đó là tổ chức các cuộc họp với dân để dân hiểu”, ông Quân chia sẻ.
Tuy nhiên, dịch đang bùng phát nên mọi kế hoạch đều chậm lại. Nhưng với ông, khó khăn này chỉ là tạm thời.
Mục tiêu phát triển 1.000 hec-ta vùng nguyên liệu trồng lạc đến năm 2025 vẫn đang ở trước mắt, dẫn dắt các quyết định của ông và Công ty.
Thưa ông, tại sao ông chọn lạc để xây dựng quy trình sản xuất?
Cây lạc là cây có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường rất lớn. Mỗi năm, Việt Nam sản xuất được 400.000 tấn lạc nhân và nhập khẩu đến 260.000 tấn.
Là một loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu lạc trên thị trường thế giới rất lớn nhưng Việt Nam chỉ có 200.000 hec-ta đất trồng lạc và 90% đang làm thủ công.
Theo ông vì sao người nông dân không muốn trồng?
Lợi nhuận của người trồng lạc cao gấp 3-5 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, chi phí nhân công rất cao, chiếm 50-60% tổng chi phí. Trong khi lao động trẻ ở các địa phương đã dịch chuyển đi làm công nghiệp, chỉ còn người già và trẻ con nên nhiều nơi đã bỏ ruộng.
Ví dụ, theo Báo Hà Tĩnh, năm 2010, tại tỉnh Hà Tĩnh có 21.000 ha trồng lạc, thì đến năm nay, chỉ còn 9.600 ha.
Chỉ có liên kết với nông dân với doanh nghiệp, đẩy mạnh cơ giới hoá nhằm tổ chức sản xuất cánh đồng mẫu lớn, bao tiêu sản phẩm, minh bạch nguồn đầu vào cũng như đầu ra thì mục tiêu cung ứng ra thị trường những nông sản không tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật mới có thể đảm bảo. Khi đó người nông dân mới hưởng được thành quả từ đất đai của mình.
Tại sao ông lại chọn thương hiệu Tâm Trường Sinh
Cây lạc ra hoa, sau khi thụ phấn ra củ, lạc là loại hạt có giá trị dinh dưỡng và y học rất lớn nên từ thời xưa được gọi là quả Trường Sinh.