Doanh nghiệp
Doanh nhân đồng hành cùng dân tộc từ suy nghĩ "đất nước được gì khi khởi nghiệp"
Ngọc Linh - 11/10/2019 08:49
Theo ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, có nhiều người nghĩ đồng hành đóng góp cho đất nước là những gì cao sang, lớn lao nhưng theo ông nó đơn giản, nằm ở lúc ngay bắt đầu.

Từ "tư thương" chịu đầy định kiến đến những "tỷ phú Forbes"

Tại Tọa đàm "Doanh nhân Việt Nam đồng hành cùng Dân tộc" do Tạp chí điện tử bất động sản Việt Nam (Reatimes) tổ chức mở đầu cho chuỗi các sự kiện thuộc Dự án cùng tên, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI khẳng định, lực tương đương 5 triệu doanh nhân từ 700.000 doanh nghiệp và khoảng 5 triệu hộ kinh doanh đội ngũ doanh nhân đã đưa Việt Nam tiên phong đóng góp xóa nghèo. Đồng thời, đây cũng là lực lượng đang đồng hành cùng Chính phủ hoàn thành mục tiêu thoát khỏi bẫy thu nhập, là động lực chủ đạo xây dựng nền kinh tế.

“Cá nhân tôi luôn coi ngày 13/10/2004 là ngày khai sinh ra giới doanh nhân Việt. Sau quyết định của Chính phủ, Đội ngũ doanh nhân, lần đầu được xác lập vị trí của mình trong cộng đồng. Tính từ dấu mốc đó, đến nay, cộng đồng doanh nhân đang ở sinh nhật thứ 15, độ tuổi đẹp nhất”, ông cho hay.

Trong quá trình này, lớp doanh nhân đầu tiên đã trụ được và nhiều người thực sự lớn mạnh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Theo ông Lộc, đây là thế hệ dũng cảm vất vả cả với thách thức thương trường và thách thức ở thể chế.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI

Còn nhà văn Tạ Duy Anh nhắc lại một trong những khó khăn lớn với doanh nhân ở những giai đoạn đầu là sự kỳ thị, bị gọi là "con buôn". Trong tư duy, một người nông dân đói kém có thể được cả cộng đồng thương hại, nhưng khi một doanh nhân, doanh nghiệp -nuôi cả vạn lao động mà cơ ngơi bị sụp đổ, kéo theo cả vạn người thất nghiệp – thì có khi lại bị chê  cười, mỉa mai sự sụp đổ ấy.

Tuy nhiên, vượt qua những định kiến giai đoạn trước, góc nhìn về doanh nghiệp, doanh nhân đã thay đổi tích cực, hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp, doanh nhân cũng đã được cải thiện tốt hơn. Để giữ được thương hiệu, sự thành thật của doanh nghiệp - doanh nhân, chất lượng của sản phẩm dịch vụ là những điều cốt lõi.

Theo Chủ tịch VCCI, kinh doanh một cách có trách nhiệm, nhân văn và sáng tạo cần là mệnh lệnh của trái tim và khối óc đối với doanh nhân. Ở thời điểm hiện tại, phát triển bền vững và chuyển đổi số sẽ là 2 động lực quan trọng cho sự phát triển. Trong khi phát triển bền vững là giấy thông hành cho doanh nhân Việt Nam phát triển, chuyển đổi số sẽ là nền tảng cho đổi mới và sáng tạo. Một đội ngũ đổi mới, sáng tạo là cần thiết. Và ngay chính các doanh nhân đang hoạt động, theo ông Lộc. cũng cần phải thay đổi, bắt đầu khởi nghiệp cho một trào lưu mới.

Đồng hành cùng dân tộc từ suy nghĩ "xã hội, đất nước được gì khi khởi nghiệp?"

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lộc  cũng đánh giá nhân vật trung tâm trong sự nghiệp thoát nghèo là doanh nhân. “Trong giai đoạn phát triển vừa qua, chúng ta đã thực hiện được sự nghiệp thống nhất đất nước, thoát nghèo, trở nên giàu có hùng mạnh. Doanh nhân là người bỏ vốn chịu rủi ro, tạo công ăn việc làm”.

Có nhiều quan điểm cho rằng phải  đóng góp cho đất nước là những gì cao sang, lớn lao và phải có tiềm lực mới là đồng hành cùng dân tộc. Tuy nhiên, chia sẻ quan điểm của mình, ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, cho rằng việc đồng hành đơn giản hơn nhiều và nằm ở lúc ngay bắt đầu.

“Như ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch HĐQT Vingroup – pv) ở Ukraina bắt đầu từ con số 0, điều quan trọng là ngay lúc ấy nghĩ đến việc khởi nghiệp để làm gì, cho mình hay cho cộng đồng, cho bạn bè…”, ông cho hay.

Theo ông Hiệp, làm doanh nhân cần nhìn thấy 3 lợi ích, bao gồm lợi ích cho xã hội, cho đất nước; lợi ích cho những người đồng hành: nhân viên. Cuối cùng mới đến lợi ích cho bản thân. Sự đóng góp ở đây không hẳn là đóng bao nhiêu thuế, làm từ thiện bao nhiêu mà là khi bắt đầu làm gì, mình luôn nghĩ rằng làm điều đó thì xã hội được gì, đất nước được gì.

Tin liên quan
Tin khác