Nhiều người chọn gói combo để có thể tự tạo sản phẩm du lịch Ảnh: H.H |
Tour đường bộ, combo lên ngôi
Bà Đoàn Thị Thanh Trà, Giám đốc Tiếp thị - Truyền thông Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist cho biết, dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, đơn vị này đã xây dựng hơn 200 hành trình tour trong và ngoài nước, phục vụ hơn 110.000 lượt khách với hơn 350 đoàn khởi hành trên toàn quốc. Trong đó, lượng khách đi tour nước ngoài chiếm gần 60%. Chùm tour tiếp tục thu hút khách tập trung tuyến miền Bắc, miền Trung và các tour Nhật Bản, châu Âu… để thưởng ngoạn mùa hoa thế giới.
Đến nay, đơn vị này đã bán gần 90% công suất, với hơn 100.000 du khách đã chốt, số còn lại chủ yếu sẽ bổ sung vào tour đường bộ. “Dịp này, Lữ hành Saigontourist tiếp tục liên kết với Vietnam Airlines triển khai sớm chùm tour dịp lễ 30/4 - 1/5, với lịch khởi hành liên tục từ ngày 27/4 đến ngày 1/5; bố trí giờ bay thuận tiện vào buổi sáng; về buổi chiều tối để hưởng trọn ngày tham quan, tiêu chuẩn khách sạn 3 - 4 sao ở ngay khu vực trung tâm các thành phố; đặc biệt áp dụng chính sách giá trọn gói, giá hợp lý với các nhóm khách 10 - 12 khách; giá ưu đãi cạnh tranh nhất dành cho khách nhóm, mặc dù có sự biến động vé máy bay nội địa”, bà Trà chia sẻ.
Cũng theo bà Thanh Trà, các tour đường bộ đang có sức tăng và rất nóng. “Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, chúng tôi tập trung khai thác các sản phẩm combo. Từ năm 2024, có tới 30% sản phẩm du lịch trọn gói của Saigontourist được thay thế bằng các sản phẩm combo, bởi rất nhiều gia đình có xe riêng, giao thông ngày càng thuận tiện, nên họ chọn combo để tự tạo sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu cá nhân, gia đình”, bà Trà lý giải.
Tương tự, CEO AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt cho hay, đơn vị này chủ yếu bán tour trọn gói và combo (gồm vé máy bay và phòng). “Dịp lễ 30/4 năm nay, nhóm khách gia đình ở Hà Nội có xu hướng thuê homestay gần nhà ở khu vực ngoại ô Hà Nội, Ninh Bình hay Nam Định với mức giá tốt, khoảng 500.000 đồng/người/đêm vào ngày thường. Dịp lễ giá có thể tăng khoảng 20%, nhưng vẫn rẻ, vì di chuyển đường bộ bằng xe gia đình ít tốn kém. Vì thế, các cơ sở lưu trú ở ven đô Hà Nội nhiều khả năng ‘cháy phòng’ dịp 30/4”, ông Đạt phân tích.
Theo ghi nhận của các hãng lữ hành, khu vực miền Bắc ghi nhận lượng khách đặt phòng tăng cao ở Cát Bà, Vân Đồn, Quảng Ninh, Sầm Sơn, Sapa. Trong khi đó, tại miền Nam, Mũi Né và Vũng Tàu là những điểm đến nhận được nhiều quan tâm.
Kỳ nghỉ 30/4 năm nay được nghỉ 2 ngày và học sinh chưa được nghỉ hè, nên khách đi du lịch nước ngoài dịp này cũng thường chọn tour ngắn ngày, khoảng cách gần. Tour Đông Bắc Á đang sôi động với mùa hoa anh đào tại Hàn Quốc, Nhật Bản; tour đi Đài Loan cũng được nhiều người đặt vì giá hợp lý.
Nguy cơ đánh mất thị trường nội địa
Tại VietSense Travel, CEO Nguyễn Văn Tài cho biết, các tour Hà Nội - Đảo Hải Nam - Tam Á - Hoa Hải Đảo 5 ngày, giá chỉ 8,99 triệu đồng/người lớn; Tour Hà Nội - Thổ Nhĩ Kỳ - Kỳ quan đế chế Ottoman 8 ngày, giá chỉ 39,9 triệu đồng/người lớn; Tour Hà Nội - Maldives - Adaaran Club Rannalhi 5 ngày, chỉ 36,9 triệu đồng/người lớn đang hút khách vì lưu trú khách sạn 4 - 5 sao, đi máy bay với mức giá rất tốt. Giá này ổn định cho cả mùa hè năm 2024. Trong khi đó, các tour nội địa bị đội lên rất cao, gần như tiệm cận các tour đi Trung Quốc, Thái Lan, Bali, nên không thể cạnh tranh được với các tour nước ngoài.
“Dịp 30/4 - 1/5, các tour đi Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Yên, Quy Nhơn, Phú Quốc… có giá trên 7 triệu đồng/khách. Đơn cử, Tour Đà Nẵng ngày thường tháng 4 và tháng 5 khoảng 5,29 triệu đồng, cao nhất là 5,49 triệu đồng/khách. Nhưng tour Đà Nẵng khởi hành các ngày 28, 29, 30/4 có giá 7,29 triệu đồng/khách. Đây là giá chúng tôi đã làm việc với các hãng hàng không book theo số lượng lớn, nhưng giá vé máy bay vẫn rất đắt. Điều này khiến giá tour tăng 30-40% dịp lễ 30/4 - 1/5. Giá các tour đường bay trong nước khác cũng tăng tương tự.
Theo CEO VietSense Travel, thực tế, cứ mỗi dịp cao điểm du lịch, không chỉ giá vé máy bay, mà giá dịch vụ ăn uống, lưu trú cũng tăng đột biến. “Sự chênh lệch giá ngày lễ và ngày thường là tất yếu, nhưng ở Việt Nam, giá tăng không phải do cầu vượt cung, mà là tận thu. Cách làm cũ, lối suy nghĩ cũ và thiếu chuyên nghiệp này không chỉ khiến doanh nghiệp lữ hành thiệt hại, mà nhà cung cấp dịch vụ cũng chịu thiệt vì số phòng, số chỗ không được lấp đầy, thậm chí ế ẩm. Nếu vấn đề này không được giải quyết sớm, thì ngành du lịch sẽ đánh mất thị trường nội địa”, ông Tài nhận định.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, một số nước có quy định rõ ràng trong luật, cho phép được tăng giá dịp lễ, Tết không quá 20%. Nhưng nếu đơn vị cung cấp dịch vụ không đảm bảo đúng chất lượng theo quy định sẽ bị xử phạt. Nhưng ở Việt Nam, tăng giá vô tội vạ, dịch vụ đắt đỏ vào các dịp nghỉ lễ, Tết là chuyện thường tình. “Việc tăng giá rất tự do, ai thích làm gì thì làm, có khi sáng công bố một giá, đến chiều lại khác và trở thành “chuyện thường tình”. Điều này thực sự nguy hiểm vì nó ảnh hưởng tới hoạt động du lịch”, ông Bình bức xúc.
Vậy cơ quan nào có vai trò quản lý giá dịch vụ? Trả lời câu hỏi này, ông Bình cho rằng, chính quyền địa phương có vai trò vô cùng quan trọng. Hình ảnh du lịch của địa phương là do chính lãnh đạo địa phương quyết định. Họ cần phải gương mẫu và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động trên địa bàn. Ngoài ra, các đơn vị cung cấp dịch vụ phải làm đúng cam kết. Để ngăn chặn thực trạng tăng giá và chặt chém mỗi dịp nghỉ lễ, Tết, ông Bình cho rằng: “Việc tăng giá dịch vụ phải được công khai, giống như các nước. Có như vậy, hoạt động du lịch mới lành mạnh, minh bạch”.
Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tour đường bộ, combo và mùa hoa quốc tế hút khách
Hồ Hạ
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động chỉ được nghỉ 2 ngày, nên nhiều du khách chọn tour đường bộ hoặc mua combo, thay vì đi tour trọn gói để tiết giảm chi phí. Với những người đi du lịch nước ngoài, đa số chọn các nước Đông Bắc Á vì đang đúng mùa hoa.
Tour đường bộ, combo lên ngôi
Bà Đoàn Thị Thanh Trà, Giám đốc Tiếp thị - Truyền thông Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist cho biết, dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, đơn vị này đã xây dựng hơn 200 hành trình tour trong và ngoài nước, phục vụ hơn 110.000 lượt khách với hơn 350 đoàn khởi hành trên toàn quốc. Trong đó, lượng khách đi tour nước ngoài chiếm gần 60%. Chùm tour tiếp tục thu hút khách tập trung tuyến miền Bắc, miền Trung và các tour Nhật Bản, châu Âu… để thưởng ngoạn mùa hoa thế giới.
Đến nay, đơn vị này đã bán gần 90% công suất, với hơn 100.000 du khách đã chốt, số còn lại chủ yếu sẽ bổ sung vào tour đường bộ. “Dịp này, Lữ hành Saigontourist tiếp tục liên kết với Vietnam Airlines triển khai sớm chùm tour dịp lễ 30/4 - 1/5, với lịch khởi hành liên tục từ ngày 27/4 đến ngày 1/5; bố trí giờ bay thuận tiện vào buổi sáng; về buổi chiều tối để hưởng trọn ngày tham quan, tiêu chuẩn khách sạn 3 - 4 sao ở ngay khu vực trung tâm các thành phố; đặc biệt áp dụng chính sách giá trọn gói, giá hợp lý với các nhóm khách 10 - 12 khách; giá ưu đãi cạnh tranh nhất dành cho khách nhóm, mặc dù có sự biến động vé máy bay nội địa”, bà Trà chia sẻ.
Cũng theo bà Thanh Trà, các tour đường bộ đang có sức tăng và rất nóng. “Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, chúng tôi tập trung khai thác các sản phẩm combo. Từ năm 2024, có tới 30% sản phẩm du lịch trọn gói của Saigontourist được thay thế bằng các sản phẩm combo, bởi rất nhiều gia đình có xe riêng, giao thông ngày càng thuận tiện, nên họ chọn combo để tự tạo sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu cá nhân, gia đình”, bà Trà lý giải.
Tương tự, CEO AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt cho hay, đơn vị này chủ yếu bán tour trọn gói và combo (gồm vé máy bay và phòng). “Dịp lễ 30/4 năm nay, nhóm khách gia đình ở Hà Nội có xu hướng thuê homestay gần nhà ở khu vực ngoại ô Hà Nội, Ninh Bình hay Nam Định với mức giá tốt, khoảng 500.000 đồng/người/đêm vào ngày thường. Dịp lễ giá có thể tăng khoảng 20%, nhưng vẫn rẻ, vì di chuyển đường bộ bằng xe gia đình ít tốn kém. Vì thế, các cơ sở lưu trú ở ven đô Hà Nội nhiều khả năng ‘cháy phòng’ dịp 30/4”, ông Đạt phân tích.
Theo ghi nhận của các hãng lữ hành, khu vực miền Bắc ghi nhận lượng khách đặt phòng tăng cao ở Cát Bà, Vân Đồn, Quảng Ninh, Sầm Sơn, Sapa. Trong khi đó, tại miền Nam, Mũi Né và Vũng Tàu là những điểm đến nhận được nhiều quan tâm.
Kỳ nghỉ 30/4 năm nay được nghỉ 2 ngày và học sinh chưa được nghỉ hè, nên khách đi du lịch nước ngoài dịp này cũng thường chọn tour ngắn ngày, khoảng cách gần. Tour Đông Bắc Á đang sôi động với mùa hoa anh đào tại Hàn Quốc, Nhật Bản; tour đi Đài Loan cũng được nhiều người đặt vì giá hợp lý.
Nguy cơ đánh mất thị trường nội địa
Tại VietSense Travel, CEO Nguyễn Văn Tài cho biết, các tour Hà Nội - Đảo Hải Nam - Tam Á - Hoa Hải Đảo 5 ngày, giá chỉ 8,99 triệu đồng/người lớn; Tour Hà Nội - Thổ Nhĩ Kỳ - Kỳ quan đế chế Ottoman 8 ngày, giá chỉ 39,9 triệu đồng/người lớn; Tour Hà Nội - Maldives - Adaaran Club Rannalhi 5 ngày, chỉ 36,9 triệu đồng/người lớn đang hút khách vì lưu trú khách sạn 4 - 5 sao, đi máy bay với mức giá rất tốt. Giá này ổn định cho cả mùa hè năm 2024. Trong khi đó, các tour nội địa bị đội lên rất cao, gần như tiệm cận các tour đi Trung Quốc, Thái Lan, Bali, nên không thể cạnh tranh được với các tour nước ngoài.
“Dịp 30/4 - 1/5, các tour đi Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Yên, Quy Nhơn, Phú Quốc… có giá trên 7 triệu đồng/khách. Đơn cử, Tour Đà Nẵng ngày thường tháng 4 và tháng 5 khoảng 5,29 triệu đồng, cao nhất là 5,49 triệu đồng/khách. Nhưng tour Đà Nẵng khởi hành các ngày 28, 29, 30/4 có giá 7,29 triệu đồng/khách. Đây là giá chúng tôi đã làm việc với các hãng hàng không book theo số lượng lớn, nhưng giá vé máy bay vẫn rất đắt. Điều này khiến giá tour tăng 30-40% dịp lễ 30/4 - 1/5. Giá các tour đường bay trong nước khác cũng tăng tương tự.
Theo CEO VietSense Travel, thực tế, cứ mỗi dịp cao điểm du lịch, không chỉ giá vé máy bay, mà giá dịch vụ ăn uống, lưu trú cũng tăng đột biến. “Sự chênh lệch giá ngày lễ và ngày thường là tất yếu, nhưng ở Việt Nam, giá tăng không phải do cầu vượt cung, mà là tận thu. Cách làm cũ, lối suy nghĩ cũ và thiếu chuyên nghiệp này không chỉ khiến doanh nghiệp lữ hành thiệt hại, mà nhà cung cấp dịch vụ cũng chịu thiệt vì số phòng, số chỗ không được lấp đầy, thậm chí ế ẩm. Nếu vấn đề này không được giải quyết sớm, thì ngành du lịch sẽ đánh mất thị trường nội địa”, ông Tài nhận định.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, một số nước có quy định rõ ràng trong luật, cho phép được tăng giá dịp lễ, Tết không quá 20%. Nhưng nếu đơn vị cung cấp dịch vụ không đảm bảo đúng chất lượng theo quy định sẽ bị xử phạt. Nhưng ở Việt Nam, tăng giá vô tội vạ, dịch vụ đắt đỏ vào các dịp nghỉ lễ, Tết là chuyện thường tình. “Việc tăng giá rất tự do, ai thích làm gì thì làm, có khi sáng công bố một giá, đến chiều lại khác và trở thành “chuyện thường tình”. Điều này thực sự nguy hiểm vì nó ảnh hưởng tới hoạt động du lịch”, ông Bình bức xúc.
Vậy cơ quan nào có vai trò quản lý giá dịch vụ? Trả lời câu hỏi này, ông Bình cho rằng, chính quyền địa phương có vai trò vô cùng quan trọng. Hình ảnh du lịch của địa phương là do chính lãnh đạo địa phương quyết định. Họ cần phải gương mẫu và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động trên địa bàn. Ngoài ra, các đơn vị cung cấp dịch vụ phải làm đúng cam kết. Để ngăn chặn thực trạng tăng giá và chặt chém mỗi dịp nghỉ lễ, Tết, ông Bình cho rằng: “Việc tăng giá dịch vụ phải được công khai, giống như các nước. Có như vậy, hoạt động du lịch mới lành mạnh, minh bạch”.
Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tour đường bộ, combo và mùa hoa quốc tế hút khách
Hồ Hạ
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động chỉ được nghỉ 2 ngày, nên nhiều du khách chọn tour đường bộ hoặc mua combo, thay vì đi tour trọn gói để tiết giảm chi phí. Với những người đi du lịch nước ngoài, đa số chọn các nước Đông Bắc Á vì đang đúng mùa hoa.
Tour đường bộ, combo lên ngôi
Bà Đoàn Thị Thanh Trà, Giám đốc Tiếp thị - Truyền thông Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist cho biết, dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, đơn vị này đã xây dựng hơn 200 hành trình tour trong và ngoài nước, phục vụ hơn 110.000 lượt khách với hơn 350 đoàn khởi hành trên toàn quốc. Trong đó, lượng khách đi tour nước ngoài chiếm gần 60%. Chùm tour tiếp tục thu hút khách tập trung tuyến miền Bắc, miền Trung và các tour Nhật Bản, châu Âu… để thưởng ngoạn mùa hoa thế giới.
Đến nay, đơn vị này đã bán gần 90% công suất, với hơn 100.000 du khách đã chốt, số còn lại chủ yếu sẽ bổ sung vào tour đường bộ. “Dịp này, Lữ hành Saigontourist tiếp tục liên kết với Vietnam Airlines triển khai sớm chùm tour dịp lễ 30/4 - 1/5, với lịch khởi hành liên tục từ ngày 27/4 đến ngày 1/5; bố trí giờ bay thuận tiện vào buổi sáng; về buổi chiều tối để hưởng trọn ngày tham quan, tiêu chuẩn khách sạn 3 - 4 sao ở ngay khu vực trung tâm các thành phố; đặc biệt áp dụng chính sách giá trọn gói, giá hợp lý với các nhóm khách 10 - 12 khách; giá ưu đãi cạnh tranh nhất dành cho khách nhóm, mặc dù có sự biến động vé máy bay nội địa”, bà Trà chia sẻ.
Cũng theo bà Thanh Trà, các tour đường bộ đang có sức tăng và rất nóng. “Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, chúng tôi tập trung khai thác các sản phẩm combo. Từ năm 2024, có tới 30% sản phẩm du lịch trọn gói của Saigontourist được thay thế bằng các sản phẩm combo, bởi rất nhiều gia đình có xe riêng, giao thông ngày càng thuận tiện, nên họ chọn combo để tự tạo sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu cá nhân, gia đình”, bà Trà lý giải.
Tương tự, CEO AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt cho hay, đơn vị này chủ yếu bán tour trọn gói và combo (gồm vé máy bay và phòng). “Dịp lễ 30/4 năm nay, nhóm khách gia đình ở Hà Nội có xu hướng thuê homestay gần nhà ở khu vực ngoại ô Hà Nội, Ninh Bình hay Nam Định với mức giá tốt, khoảng 500.000 đồng/người/đêm vào ngày thường. Dịp lễ giá có thể tăng khoảng 20%, nhưng vẫn rẻ, vì di chuyển đường bộ bằng xe gia đình ít tốn kém. Vì thế, các cơ sở lưu trú ở ven đô Hà Nội nhiều khả năng ‘cháy phòng’ dịp 30/4”, ông Đạt phân tích.
Theo ghi nhận của các hãng lữ hành, khu vực miền Bắc ghi nhận lượng khách đặt phòng tăng cao ở Cát Bà, Vân Đồn, Quảng Ninh, Sầm Sơn, Sapa. Trong khi đó, tại miền Nam, Mũi Né và Vũng Tàu là những điểm đến nhận được nhiều quan tâm.
Kỳ nghỉ 30/4 năm nay được nghỉ 2 ngày và học sinh chưa được nghỉ hè, nên khách đi du lịch nước ngoài dịp này cũng thường chọn tour ngắn ngày, khoảng cách gần. Tour Đông Bắc Á đang sôi động với mùa hoa anh đào tại Hàn Quốc, Nhật Bản; tour đi Đài Loan cũng được nhiều người đặt vì giá hợp lý.
Nguy cơ đánh mất thị trường nội địa
Tại VietSense Travel, CEO Nguyễn Văn Tài cho biết, các tour Hà Nội - Đảo Hải Nam - Tam Á - Hoa Hải Đảo 5 ngày, giá chỉ 8,99 triệu đồng/người lớn; Tour Hà Nội - Thổ Nhĩ Kỳ - Kỳ quan đế chế Ottoman 8 ngày, giá chỉ 39,9 triệu đồng/người lớn; Tour Hà Nội - Maldives - Adaaran Club Rannalhi 5 ngày, chỉ 36,9 triệu đồng/người lớn đang hút khách vì lưu trú khách sạn 4 - 5 sao, đi máy bay với mức giá rất tốt. Giá này ổn định cho cả mùa hè năm 2024. Trong khi đó, các tour nội địa bị đội lên rất cao, gần như tiệm cận các tour đi Trung Quốc, Thái Lan, Bali, nên không thể cạnh tranh được với các tour nước ngoài.
“Dịp 30/4 - 1/5, các tour đi Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Yên, Quy Nhơn, Phú Quốc… có giá trên 7 triệu đồng/khách. Đơn cử, Tour Đà Nẵng ngày thường tháng 4 và tháng 5 khoảng 5,29 triệu đồng, cao nhất là 5,49 triệu đồng/khách. Nhưng tour Đà Nẵng khởi hành các ngày 28, 29, 30/4 có giá 7,29 triệu đồng/khách. Đây là giá chúng tôi đã làm việc với các hãng hàng không book theo số lượng lớn, nhưng giá vé máy bay vẫn rất đắt. Điều này khiến giá tour tăng 30-40% dịp lễ 30/4 - 1/5. Giá các tour đường bay trong nước khác cũng tăng tương tự.
Theo CEO VietSense Travel, thực tế, cứ mỗi dịp cao điểm du lịch, không chỉ giá vé máy bay, mà giá dịch vụ ăn uống, lưu trú cũng tăng đột biến. “Sự chênh lệch giá ngày lễ và ngày thường là tất yếu, nhưng ở Việt Nam, giá tăng không phải do cầu vượt cung, mà là tận thu. Cách làm cũ, lối suy nghĩ cũ và thiếu chuyên nghiệp này không chỉ khiến doanh nghiệp lữ hành thiệt hại, mà nhà cung cấp dịch vụ cũng chịu thiệt vì số phòng, số chỗ không được lấp đầy, thậm chí ế ẩm. Nếu vấn đề này không được giải quyết sớm, thì ngành du lịch sẽ đánh mất thị trường nội địa”, ông Tài nhận định.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, một số nước có quy định rõ ràng trong luật, cho phép được tăng giá dịp lễ, Tết không quá 20%. Nhưng nếu đơn vị cung cấp dịch vụ không đảm bảo đúng chất lượng theo quy định sẽ bị xử phạt. Nhưng ở Việt Nam, tăng giá vô tội vạ, dịch vụ đắt đỏ vào các dịp nghỉ lễ, Tết là chuyện thường tình. “Việc tăng giá rất tự do, ai thích làm gì thì làm, có khi sáng công bố một giá, đến chiều lại khác và trở thành “chuyện thường tình”. Điều này thực sự nguy hiểm vì nó ảnh hưởng tới hoạt động du lịch”, ông Bình bức xúc.
Vậy cơ quan nào có vai trò quản lý giá dịch vụ? Trả lời câu hỏi này, ông Bình cho rằng, chính quyền địa phương có vai trò vô cùng quan trọng. Hình ảnh du lịch của địa phương là do chính lãnh đạo địa phương quyết định. Họ cần phải gương mẫu và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động trên địa bàn. Ngoài ra, các đơn vị cung cấp dịch vụ phải làm đúng cam kết. Để ngăn chặn thực trạng tăng giá và chặt chém mỗi dịp nghỉ lễ, Tết, ông Bình cho rằng: “Việc tăng giá dịch vụ phải được công khai, giống như các nước. Có như vậy, hoạt động du lịch mới lành mạnh, minh bạch”.