- Tìm và sửa ngay những gì đang cản trở doanh nghiệp, nền kinh tế sẽ tăng ít nhất 8%
- Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2025 cao hơn 8%
- Chính phủ họp bàn với các địa phương để thúc tăng trưởng kinh tế
- Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2025 dự kiến đạt 506 tỷ USD
Xác định phương châm điều hành 16 chữ, trong đó có yếu tố “tinh gọn, hiệu quả”
Sau một năm 2024 thành công, với 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều cơ bản đạt và vượt mục tiêu đề ra, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cao hơn cho năm 2025.
Đây chính là năm, mà theo như phát biểu của Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương, là năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, phải “tăng tốc và bứt phá” để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, tạo tiền đề cho giai đoạn 2026 - 2030.
Theo đó, dù Quốc hội quyết nghị mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%, phấn đấu đạt 7-7,5%, Chính phủ quyết tâm phấn đấu tăng trưởng ít nhất 8% hoặc hai con số (10%) trong điều kiện thuận lợi hơn.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết số 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Dự thảo Nghị quyết đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo và báo cáo tại Hội nghị.
Theo Dự thảo, năm 2025, Chính phủ sẽ tập trung cao độ để khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, giữ vững tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, phát huy mạnh mẽ quyết tâm đổi mới, đột phá, sáng tạo, sự chủ động, dám nghĩ, dám làm, theo chủ đề “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá”.
Cùng với phương châm hành động 16 chữ, Chính phủ cũng xác định 6 quan điểm, trọng tâm điều hành. Trong đó, một trong những trọng tâm điều hành là tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, đạt kết quả cao nhất các quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, các Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.
Tinh thần được Chính phủ xác định nào “chỉ tiêu nào dự kiến khó đạt thì phải phấn đấu để hoàn thành, chỉ tiêu nào dự kiến đạt thì phải phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả”…
Chính phủ xác định phương châm hành động 16 chữ trong năm 2025 |
Cùng với đó, lấy phát triển để duy trì ổn định, ổn định để thúc đẩy phát triển; tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thúc đẩy và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, phát triển mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...
Chính phủ cũng xác định đột phá về thể chế là “đột phá của đột phá”, phải đi sớm, đi trước mở đường cho đột phá phát triển; đồng thời, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa phục vụ yêu cầu quản lý, vừa kiến tạo phát triển, khơi thông các điểm nghẽn, giải phóng mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước…
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng 8% hoặc 2 con số, nếu điều kiện thuận lợi
Dự thảo Nghị quyết cũng đề ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trong đó, có việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Riêng trong nhóm giải pháp này, đã có 6 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Theo đó, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác; trong đó điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng.
Đồng thời, thực hiện các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng, phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế; chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Các giải pháp như ăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước; nghiên cứu, đánh giá để đề xuất, xem xét việc kéo dài các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất... hỗ trợ tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh… cũng sẽ được thực hiện.
Chính phủ cũng xác định tập trung triển khai hiệu quả Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư, đảm bảo niềm tin của nhà đầu tư, duy trì sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam; phát triển mạnh thị trường trong nước; có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời hơn nữa để tháo gỡ thể chế, sớm khắc phục các điểm nghẽn, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và các chương trình mục tiêu quốc gia…
Đồng thời, xây dựng cơ chế hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài có chọn lọc, trong một số lĩnh vực có tiềm năng, tạo sự bứt phá, động lực mới cho tăng trưởng như chip bán dẫn, đổi mới sáng tạo, hydrogen xanh…; thúc đẩy xuất khẩu; thúc đẩy, tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới…
Trong 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp dự kiến được thực hiện, việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, ưu tiên công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, các dự án có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, hạ tầng chuyển đổi số; kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai hệ thống đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị… cũng được nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, tập trung thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực trong lĩnh vực chip, bán dẫn gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp…
Đặc biệt, Dự thảo Nghị quyết cũng đã đề cập nhóm giải pháp về tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi…
Trong đó, một trong những nhiệm vụ cụ thể là thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chủ trương tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức theo hướng “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”…