Thời sự
Đưa lao động trình độ cao ra nước ngoài làm việc
Duy Hữu - 22/02/2015 07:41
Trong năm nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chú trọng xuất khẩu lao động có tay nghề cao.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Rộng cửa cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Đặt mục tiêu đưa 100.000 lao động đi xuất khẩu năm 2015

Bộ LĐTBXH hướng đến việc mở rộng các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt cho người lao động (Ảnh minh họa)

Bộ LĐTBXH cho biết, năm 2015 này, cùng với việc duy trì phát triển các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, Bộ sẽ tiếp tục hướng đến việc mở rộng các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt cho người lao động, trong đó ưu tiên vẫn là lao động đã qua đào tạo, có trình độ.

Hiện, Bộ đang triển khai Dự án hỗ trợ đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có chương trình Hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận quốc gia hoặc theo các hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài.

Bộ luôn định hướng cho các doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động trong việc tìm kiếm, khai thác các hợp đồng tiếp nhận lao động kỹ thuật cao, lao động có trình độ, tay nghề.

Trong năm nay, Bộ cũng tiếp tục triển khai chương trình đưa điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi học tập và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản, tạo cơ hội cho các em tốt nghiệp các chuyên ngành điều dưỡng, hộ lý, có cơ hội đi học tập và làm việc ở những nước có nền y tế phát triển hiện đại.

Theo nhận định của Bộ LĐTBXH, sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN trong năm nay sẽ giúp số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gia tăng. 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch.

Số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho thấy, năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam đưa được 106.840 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 110 % so với kế hoạch đề ra. Tại các thị trường trọng điểm truyền thống, số lượng lao động Việt Nam được đưa sang làm việc tăng đáng kể, cụ thể: tại Đài Loan là 62.000 lao động; tại Nhật Bản gần 20.000 người; Hàn Quốc gần 7.000 lao động; Ả Rập Xê Út gần 4.000 lao động; Qatar gần 1.000 lao động.

Nghiêm khắc với lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn

() Trước tình trạng lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng bỏ trốn ở lại làm việc bất hợp pháp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có Chỉ thị 12/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường xử phạt vi phạm, tuyên truyền, vận động để người đã bỏ trốn về nước. 

Xuất khẩu lao động "chui": Xin cạch đến già

Mang giấc mộng thoát cảnh đói nghèo, hàng chục phụ nữ nông dân xứ Thanh đã bấm bụng đi vay ngân hàng lấy tiền ký hợp đồng đi XKLĐ tại Syria. Nhưng sau 5 năm trời, cái họ mang về được Việt Nam chỉ là thân xác tàn tạ và nỗi sợ hãi khủng khiếp của những trận chiến đẫm máu nơi xứ người.  Thanh Hóa yêu cầu tăng kiểm tra, ngăn ngừa "cò" lao động Xuất khẩu lao động: “Cò” lừa, doanh nghiệp cũng lừa

Tin liên quan
Tin khác