Mới đây, Eximbank chốt danh sách cổ đông vào ngày 28/11 để tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào 16/1/2023 tại TP.HCM. HĐQT ngân hàng cũng có nghị quyết về việc đề cử nhân sự dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).
Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền đề cử là ngày 11/11. Số lượng thành viên dự kiến bầu bổ sung sẽ được nêu và công bố thông tin tại thông báo gửi cổ đông.
Thời gian Eximbank gửi thông báo cho cổ đông về việc đề cử nhân sự dự kiến bầu bổ sung là ngày 16/11. Thời gian nhận hồ sơ đề cử từ ngày 30/11-2/12.
Ngày 6/12, ngân hàng sẽ trình hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT của Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025.
Với kế hoạch bầu bổ sung thành viên HĐQT được công bố sau khi hai thành viên HĐQT là bà Lê Hồng Anh (Thành viên HĐQT) và ông Đào Phong Trúc Đại (Thành viên HĐQT độc lập) có đơn từ nhiệm khỏi HĐQT Eximbank vì lý do cá nhân kể. Đây đều là hai nhân sự có liên quan tới Tập đoàn Thành Công.
Bà Lê Hồng Anh (sinh năm 1975) là Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính kế toán của Tập đoàn Thành Công, Chủ tịch HĐQT CTCP Thành Công Phạm Hùng kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH TCG Land.
Ông Đào Phong Phúc Đại (sinh năm 1975) là Tổng giám đốc CTCP Đầu tư PV-Inconess, được đề cử bởi CTCP Tập đoàn Thành Công, Mr Exim Investments và bà Nguyễn Hồng Ngọc.
Trước đó, vào tháng 9, ông Võ Quang Hiển cũng không còn là thành viên HĐQT Eximbank và thành viên/ủy viên các hội đồng/ủy ban trực thuộc Eximbank. Phía ngân hàng cho biết lý do miễn nhiệm là ông Hiển không còn làm người đại diện theo ủy quyền của cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) tại Eximbank từ ngày 14/9.
Vế kết quả kinh doanh trong năm 2023, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 42,9% so với con số dự kiến đạt được trong năm 2022 là 3.500 tỷ đồng.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 42,9% so với con số dự kiến đạt được trong năm 2022 là 3.500 tỷ đồng.
Tổng tài sản năm 2023 ước đạt 210.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2022. Dư nợ cấp tín dụng dự kiến tăng 14%, đạt 146.600 tỷ đồng. Huy động vốn tăng 11,8% lên 165.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng kiểm soát dưới 1,6%.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 3.181 tỷ đồng, tăng 229% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch năm 2022 (2.500 tỷ đồng).
Tính riêng trong quý III/2022, lợi nhuận trước thuế tăng đến 210%, đạt 1.278 tỷ đồng, cao hơn lợi nhuận của cả năm 2021. Hầu hết mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều tăng tưởng khả quan, trong đó nguồn thu chính của ngân hàng tăng 102% so với cùng kỳ.
Đến 30/9/2022, tổng tài sản của khách hàng đạt hơn 183.600 tỷ đồng, tăng gần 11% so với đầu năm. Trong đó cho vay khách hàng tăng 11,1%, đạt 127.447 tỷ đồng; dự phòng rủi ro cho vay khách hàng ở mức 1.365 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Huy động vốn khách hàng tăng nhẹ 5,7%, đạt 145.261 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên ngày 2/12, giá cổ phiếu EIB đứng ở mức 21.100 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ so với giữa tháng 11/2022.