Trước đó, ngày 1/10, Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Gelex; mã chứng khoán: GEX) đã đưa thêm người vào Viglacera khi tiến cử ông Lương Thanh Tùng, Phó chủ tịch HĐQT Gelex vào vị trí phó Tổng giám đốc của Viglacera.
Nguồn: Internet |
Ông Lương Thanh Tùng hiện giữ nhiều chức vụ cấp cao tại Gelex như Giám đốc kiêm thành viên hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex. Như vậy, cùng với việc chính thức bổ nhiệm nhân sự Gelex vào bộ máy lãnh đạo của Viglacera, càng khẳng định Gelex chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu sở hữu chi phối 51% cổ phần của VGC trong quý IV/2020 như kế hoạch đã đặt ra, hoàn thành mảnh ghép quan trọng trong định hướng chiến lược đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp.
Trước đó VGC và GEX đang phối hợp với nhau với mục tiêu trở thành nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hai bên đang triển khai các thủ tục pháp lý để mở rộng dự án 100 ha tại Tây Ninh lên 600 ha, đã mua khu công nghiệp Long Sơn 800 ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Riêng Viglacera, theo báo cáo thường niên năm 2019, hiện doanh nghiệp sở hữu 11 khu công nghiệp ở miền Bắc với tổng quỹ đất hơn 4.038 ha.
Trong Đại hội đồng cổ đông năm 2020, GEX đưa ra 2 kịch bản kế hoạch, kịch bản 1 với kế hoạch giả định hợp nhất VGC vào đầu quý IV/2020, GEX dự kiến doanh thu thuần hợp nhất 19.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 975 tỷ đồng.
Với kịch bản 2 chưa hợp nhất VGC, doanh thu thuần hợp nhất 17.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 735 tỷ đồng.
Có thể thấy, với việc đã hoàn thành chào mua công khai, cục diện thoái vốn nhà nước tại VGC của Bộ Xây dựng sẽ diễn ra khó lường. Trong khi đó, với động thái vừa tăng sở hữu vừa đưa người vào lãnh đạo VGC, GEX đang từng bước tiến sâu hơn vào lĩnh vực Khu công nghiệp trong hệ sinh thái của mình.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 08/10/2020, cổ phiếu GEX giảm 700 đồng, về 22.600 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu VGC đóng cửa giảm 200 đồng về 22.800 đồng/cổ phiếu.