Doanh nghiệp
Giá cao su xuất khẩu lao dốc
Thế Hải - 13/04/2018 14:15
Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3/2018 trung bình ở mức 1.496 USD/tấn, tăng 0,2% so với giá xuất khẩu trung bình tháng 2/2018 nhưng giảm 28,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3/2018 trung bình ở mức 1.496 USD/tấn, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm 2017

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam tháng 3/2018 đạt 76,1 nghìn tấn, trị giá 113,8 triệu USD, tăng 15,7% về lượng, nhưng giảm 17,3% về trị giá so với tháng 3/2017.

Tính đến hết tháng 3/2018, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 261.000 tấn, trị giá 385,73 triệu USD, tăng 4,7% về lượng, nhưng giảm 24,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3/2018 trung bình ở mức 1.496 USD/tấn, tăng 0,2% so với giá xuất khẩu trung bình tháng 2/2018 nhưng  giảm 28,6% so với cùng kỳ năm 2017.

3 tháng đầu năm 2018, trong khi xuất khẩu cao su sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm so với cùng kỳ năm trước, thì xuất khẩu sang Ấn Độ, Malaysia, Đức, Đài Loan... tăng mạnh.

Sau khi đạt mức tăng hơn 34% về giá trị xuất khẩu trong năm 2017, sự xuống dốc của giá cao su trong quý 1/2018 đã kéo giá trị xuất khẩu giảm hơn 24%.

Năm 2017, ngành cao su đã xuất khẩu 1,38 triệu tấn với kim ngạch 2,25 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và tăng mạnh 34,7% về kim ngạch so với năm 2016. Đây là kết quả rất tích cực đối với ngành cao su Việt Nam sau một thời gian dài sụt giảm cả về lượng và giá

Giá cao su xuất khẩu trung bình năm 2017 ước đạt 1.628 USD/tấn, tăng 22,1% so với năm trước. Trong đó, biến động giá một số chủng loại cao su xuất khẩu chính như, giá xuất khẩu cao su tổng hợp trung bình đạt 1.661,19 USD/tấn, tăng 22,71%; giá cao su SVR 3L đạt 1.748,55 USD/tấn, tăng 26,36%; giá cao su SVR 10 đạt 1.592,86 USD/tấn, tăng 23,47%...

Ba thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất là Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ, chiếm 73,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam trong năm 2017. Trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất với lượng đạt 896,2 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1,45 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng và 45,6% về kim ngạch so với năm 2016.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trong bối cảnh cung vượt cầu trên thị trường cao su thế giới còn kéo dài nhiều năm, ba nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã, đang và sẽ là những đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về thị phần do sản lượng xuất khẩu nhiều, chủng loại phù hợp và chất lượng luôn được kiểm soát chặt chẽ.

Bên cạnh đó, các nước này còn là đối thủ cạnh tranh của cao su Việt Nam ngay trên thị trường nội địa cả về giá, chất lượng và chủng loại. Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm cao su như lốp xe, găng tay..., đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam đã tăng lượng cao su thiên nhiên nhập khẩu từ các nước lân cận trong khu vực do cao su thiên nhiên Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất lượng và chủng loại.

Nhìn nhận trong cả năm 2018, Bộ này cũng dự báo, thị trường cao su thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc có thể chậm lại khi ngành công nghiệp ô tô nước này dường như đã đạt ngưỡng.

Tin liên quan
Tin khác