Giao dịch sẽ được thực hiện từ ngày 7/6 đến ngày 6/7/2021 bằng phương thức khớp lệnh qua sàn chứng khoán.
Trước khi thực hiện giao dịch bà Triều sở hữu hơn 4,75 triệu cổ phiếu OCB, chiếm tỷ lệ 0,43%. Nếu bán thành công cổ phiếu tỷ lệ sở hữu sẽ giảm xuống 0,38%. Chồng bà hiện sở hữu gần 6,87 triệu cổ phiếu của OCB, tương đương tỷ lệ sở hữu là 0,63%.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu OCB cũng đã tăng khá mạnh trong thời gian gần đây, từng chạm mức cao nhất tại 32.300 đồng/cp tại ngày 4/6/2021, tăng 76% so với mức giá đóng cửa ngày đầu niêm yết trên HOSE.
Tuy có điều chỉnh nhẹ cuối phiên ngày 7/6, song giá cổ phiếu OCB vẫn đứng ở mức 31.750 đồng/cổ phiếu. Như vậy, nếu tạm tính với mức thị giá hiện tại, bà Triều sẽ thu về khoảng 14,4 tỷ đồng từ việc bán ra cổ phiếu OCB như đã đăng ký.
Tại ĐHCĐ thường niên diễn ra hồi cuối tháng 4 vừa qua, OCB đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25%, lợi nhuận trước thuế đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020.
Bên cạnh đó, OCB cũng đã thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25% từ hơn 3.000 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại, tương đương mức chia cổ tức của năm trước và nằm trong nhóm các ngân hàng có tỷ lệ cổ tức cao qua các năm.
Ngoài ra, OCB dự kiến tăng vốn điều lệ thông qua hai phương án khác là bán 5 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) và phát hành 70 triệu cổ phiếu riêng lẻ để nâng vốn điều lệ từ 10.959 tỷ đồng lên 14.449 tỷ đồng, tương đương tăng 32%.
Kết thúc quý I/2021, OCB đạt 1.276 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 15,3% so với quý cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch lợi nhuận cả năm là 5.500 tỷ đồng thì ngân hàng đã thực hiện gần 25% chỉ tiêu đề ra.
Năm 2021, OCB đặt mục tiêu với lợi nhuận trước thuế ước đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020; tăng vốn điều lệ lên gần 14.450 tỷ đồng từ mức 10.959 tỷ đồng hiện nay, tương đương tăng 32%; mục tiêu cổ tức đạt 20 - 25%.