Ngân hàng - Bảo hiểm
Giá vàng lại rời mốc 1.800 USD/ounce
T.V - 07/01/2022 10:22
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng nay giảm xuống dưới 1.800 USD/ounce còn 1.791 USD/ounce khi sức khỏe đồng bạc xanh bật tăng.

Sở dĩ vàng giảm mạnh về dưới ngưỡng 1.800 USD/ounce do chính sách tiền tệ của Fed đã thúc đẩy đồng USD và lợi suất trái phiếu lên cao hơn đáng kể gây áp lực đối với vàng.

Đồng USD tăng trong hai phiên gần đây duy trì gần mức cao nhất trong 5 năm so với đồng Yên khi các nhà đầu tư nhận ra quan điểm chặt chẽ trong biên bản cuộc họp gần nhất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Trong khi đó, trong biên bản cuộc họp tháng 12/2021 được công bố hôm thứ Tư (5/1), Fed cho biết thị trường lao động rất chặt chẽ của Mỹ có thể biện minh cho việc tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến ​​để kiềm chế lạm phát cao.

Các hợp đồng tương lai dựa trên lãi suất Fed đã nhanh chóng được định giá với khoảng 80% khả năng Fed sẽ tăng thêm 0,25 điểm phần trăm là hợp lý trong tháng 3. vào cuộc họp tháng 3 năm 2022. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 5 năm, vốn đặc biệt nhạy cảm với kỳ vọng lãi suất, đã tăng lên mức cao nhất gần hai năm.

USD tiếp tục leo lên mức cao nhất trong 14 tháng gần đây, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2021, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý. 

Chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, tăng lên 96,24 điểm sáng nay.
Biên bản công bố hôm 5/1 của Fed cho thấy các quan chức đã thảo luận về việc giảm lượng tài sản nắm giữ tổng thể của Ngân hàng 

Mặc dù một số nhà đầu tư coi vàng như một hàng rào chống lại lạm phát cao hơn, nhưng kim loại này rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, vì nó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng. 

Tuy nhiên, vàng vẫn được đánh giá triển trọng trong 2022 khi lượng vàng nắm giữ của các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn ở mức cao.

Mặc dù Fed cho biết, chấm dứt các chính sách nới lỏng tiền tệ và dự kiến bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022. Nhưng ngân hàng trung ương của những nền kinh tế mới nổi cũng đang cố gắng hạn chế hoặc giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD và có khả năng tiếp tục chuyển từ dự trữ đồng USD sang vàng.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, trong thập kỷ qua, các ngân hàng trung ương dự trữ hơn 4.500 tấn vàng. Tính đến tháng 9.2021, tổng dự trữ đạt khoảng 36.000 tấn, lớn nhất kể từ năm 1990 và tăng 15% so với một thập kỷ trước đó.

Số liệu mới nhất được cập nhật sau thông tin ghi nhận các ngân hàng đã bổ sung thêm tới 4.500 tấn kim loại quý trong thời gian khoảng 10 năm. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến kết quả này.

Đối với thị trường vàng trong nước, sáng nay giá vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được mua vào là 60,72 triệu đồng/lượng và bán ra 61,42 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng so với hôm qua.

Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 60,800 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,400 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 60,860 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,390 triệu đồng/lượng (bán ra). 

Quy đổi theo tỷ giá của ngân hàng Vietcombank, giá vàng thế giới hiện tương đương gần 49,4 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Như vậy mỗi lượng vàng SJC đang cao hơn thế giới ở mức kỷ lục là 12 triệu đồng.

Ngày 7/1, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.138 VND/USD, tăng trở lại 10 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Tỷ giá mua bán tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước được duy trì ở mức 22.650 - 23.150 VND/USD.

Với biên độ 3%, tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là từ 22.444 - 23.832 VND/USD. Vietcombank mua vào còn 22.580 - 22.610 đồng/USD, bán ra còn 22.890 đồng/USD.

Tin liên quan
Tin khác