Gái vàng giao tháng 4/2022 cũng tăng lên trên mức 2.000 USD/ounce. Không chỉ căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukarine theo lang hỗ trợ nhu cầu đối với tài sản an toàn.
Các nhà đầu tư cũng tiếp nhận dữ liệu lạm phát tháng 2/2022 từ Mỹ, với kết quả trùng với kỳ vọng nhưng cũng cho thấy mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ tháng 1/1982.
Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ ghi nhận ở mức hàng năm là 7,9% trong tháng 2, phù hợp với dự báo trước đó của thị trường rằng áp lực giá cả sẽ gia tăng sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vào cuối tháng trước.Tháng 1, chỉ số này đạt 7,5%.
Bộ Lao động Mỹ cho biết tính theo tháng, chỉ số CPI tăng 0,8% vào tháng 2 sau khi tăng 0,6% vào tháng 1/2022.
Lạm phát cơ bản, gồm cả chi phí thực phẩm và năng lượng dễ biến động, đã tăng lên 6,4% so với một năm trước, vượt dự báo của thị trường. Trong khi đó, mức tăng hàng tháng phù hợp với kỳ vọng của giới chuyên gia với mức tăng 0,5%.
Đồng thời, sự bất ổn địa chính trị liên quan đến vấn đề Ukraine và các lệnh trừng phạt mới chống lại Nga đã tạo ra nhu cầu vàng mạnh mẽ. Các nhà đầu tư coi kim loại quý này như một hàng rào chống lại rủi ro, lạm phát và cú sốc kinh tế.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đưa ra cảnh báo rằng, các yếu tố kích hoạt địa chính trị là động lực tạm thời của vàng, với hầu hết lợi nhuận cuối cùng có thể bị từ bỏ.
Và sau đó, cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt nghiêm khắc chống Nga bắt đầu đè nặng lên lạm phát toàn cầu và triển vọng kinh tế, làm dấy lên lo ngại về lạm phát đình trệ.
Cho dù USD tiếp tục tăng cao, trong khi đồng euro suy yếu so với phiên trước đó trong bối cảnh giới đầu tư chờ đợi các cuộc đàm phán cấp cao giữa Ukraine và Nga cũng như cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác tăng lên 98,52 điểm sáng nay.
Giới phân tích cho rằng, mối quan tâm lớn của nhà đầu tư hiện nay là giá hàng hóa cao hơn, quan trọng nhất là mức độ tăng đột biến của giá hàng hóa đó sẽ dai dẳng như thế nào.
Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ông Powell cũng cho rằng, bất kỳ cú sốc giá dầu dài hạn nào cũng có thể biến thành lạm phát và làm chậm tăng trưởng kinh tế. Đây là lúc vàng bắt đầu sáng trở lại do sự đan xen giữa lo ngại địa chính trị và lạm phát đình trệ.
Trước áp lực lạm phát, giá vàng thế giới tăng nhẹ trở lại lên 1.998 USD/ounce sau khi đi xuống dưới ngưỡng 1.900 USD/ounce trong ngày 10/3.
Vàng nóng trở lại khiến nhà đầu tư tiếp tục bán tháo cổ phiếu. Chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh khi đóng cửa phiên giao dịch 10.3 (rạng sáng ngày 11.3 giờ Việt Nam). Chỉ số Dow Jones giảm 112,18 điểm, tương đương 0,34% xuống 33.174,07 điểm.
Chỉ số S&P 500 sụt 0,43% còn 4.259,52 điểm; Chỉ số Nasdaq Composite rớt 0,85% xuống 13.129,96 điểm.
Trong khi đó, mở cửa phiên sáng nay, giá vàng SJC bán ra ở thị trường nội địa được các tiệm vàng niêm yết vẫn theo xu hướng giảm. Tiệm vàng Mi Hồng niêm yết giá vàng miếng SJC còn 6,8-69,5 triệu đồng/lượng (mua-bán), giảm khoảng 300.000 đồng/lượng so với cuối phiên hôm qua.
Tại hệ thống PNJ niêm yết giá vàng miếng SJC còn 67,6-69,6 triệu đồng/lượng (mua-bán), giảm 250.000-300.000 đồng/lượng so với phiên hôm qua.
Quy đổi hiện nay vàng thế giới tương đương 55,2 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Giá vàng trong nước nhào lộn liên tục trong ngày hôm qua nhưng vẫn duy trì cao hơn thế giới trên 14 triệu đồng/lượng.
Nhưng mức chênh lệch này đã giảm so với mức giá vàng SJC cao hơn thế giới hơn 18 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí) trong ngày 8/3 vừa qua. Chính điều này khiến thị trường vàng trong nước kém hấp dẫn nhà đầu tư trong thời gian dài vừa qua.
Ngày 11/3, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá trung tâm 2 VND/USD, xuống còn 23.164 đồng/USD. Giá USD tại các ngân hàng tăng 20 VND/USD so với phiên hôm qua. Vietcombank mua vào ở mức 22.690 - 22.720 VND/USD và bán ra 23.000 VND/USD.